Khi nhắc tới Inox, nhiều người đã lầm tưởng “Inox thì không bị gì sét”. Tuy nhiên sự thật không hoàn toàn như vậy. Inox có rất nhiều loại với những đặc tính và khả năng chống ăn mòn khác nhau. Ví dụ các loại Inox thông dụng như Inox SUS 201, Inox SUS 304, Inox SUS 316. Vậy tóm lại Inox có bị gỉ không? Nếu Inox bị rỉ có thể loại bỏ hoặc khắc phục bằng cách nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về các loại Inox và khả năng chống rỉ của Inox nhé!

Inox có bị gỉ không?
Inox có bị gỉ không?

I. Các loại Inox phổ biến hiện nay

Inox hay còn gọi là thép không rỉ có đặc tính khó bị ăn mòn, khó rỉ, độ bền vượt trội. Inox được làm từ các hợp kim Niken, sắt , Crom… Trong đó, thành phần Niken sẽ quyết định độ bền của sản phẩm. Dựa vào đây người ta sẽ chia Inox thành nhiều loại khác nhau. Phổ biến nhất chính là

  • Inox 201
  • Inox 304
  • Inox 316
  • Inox 316L

Dưới đây sẽ là bảng thành phần cấu tạo của các loại vật liệu INOX, mời các bạn tham khảo để rõ hơn.

SUSCSIMNPSNiCROTHERS
201≤0.15≤1.005.50~7.50≤0.060≤0.0303.50~5.5016.00~18.00N ≤ 0.25
304≤0.06≤1.00≤2.0≤0.045≤0.0308.90~10.0018.00~20.00
316≤0.08≤1.00≤2.0≤0.045≤0.03010.00~14.0016.00~18.002.00~3.00
316L≤0.03≤1.00≤2.0≤0.045≤0.03012.00~15.0016.00~18.002.00~3.00

Theo bảng thành phần này các bạn có thể thấy rằng:

  • Inox 201 có khả năng chịu lực tốt nhưng khả năng chống ăn mòn còn hạn chế.
  • Inox 304 có tính chống ăn mòn vượt trội và được sử dụng phổ biến nhất trong đời sống hàng ngày.
  • Inox 316 và 3016L thì bao gồm cả 2 yếu tố chịu lực tốt và chống ăn mòn vượt trội. Tuy nhiên giá thành thì khá cao. Và có nhiệt độ nung nóng cao trên 500 độ C nên ít phổ biến hơn Inox 304.

II. Các loại Inox có bị gỉ không?

“Inox có bị rỉ không?” là thắc mắc của khá nhiều người khi lựa chọn các đồ vật được làm từ chất liệu này. Nhiều người đã mặc định “Inox thì không thể bị rỉ” – “Nếu rỉ thì không phải là Inox.”

Sự thực là, khả năng chống rỉ/ chống ăn mòn của INOX sẽ bị thay đổi bởi các thành phần hóa học và môi trường sử dụng. Chẳng hạn khả năng chống rỉ của Inox 304 sẽ tốt hơn Inox 201. Nhưng so với Inox 316 lại kém hơn. Ngoài ra mọi người cũng dễ dàng nhận thấy khả năng chống rỉ, chống ăn mòn của Inox sẽ bị ảnh hưởng nhiều tại 2 môi trường vùng đồng bằng và vùng ven biển. Nếu bạn đang quan tâm tới tính năng chống rỉ, chống ăn mòn của Inox thì tốt nhất là nên lựa chọn các đồ vật được làm từ Inox có SUS 304 trở nên.

Inox 304
Trong số các loại Inox thì Inox 304 là vật liệu được sử dụng phổ biến nhất hiện nay

2.1. Khả năng chống rỉ của Inox 201

Như đã phân tích, Inox 201 cũng là một trong các loại Inox. Tuy nhiên khả năng chống rỉ và chống ăn mòn của loại Inox này không được cao. Nó chỉ được lựa chọn để sử dụng trong các môi trường khô ráo, sạch sẽ và không có hóa chất. Không dùng cho những nơi có độ PH < 3. Thế nhưng ưu điểm của Inox 201 lại là khả năng chịu lực cực tốt. Nếu để ý mọi người sẽ thấy thành phần Mangan trong Inox 201 sẽ cao hơn hẳn. Nó sẽ đem lại đặc tính chịu lực cho loại Inox 201 này.

Inox 201 và Inox 304
Inox 201 và Inox 304

2.2. Khả năng chống rỉ của Inox 304

Inox 304 khi ở trong môi trường khô ráo sẽ có khả năng chống rỉ tuyệt vời. Trong cuộc sống hiện nay bạn dễ dàng bắt gặp một đồ vật được làm từ Inox SUS 304. Vì nó chống ăn mòn tốt, sáng bóng – có tính thẩm mỹ cao. Và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nên được ứng dụng khá rộng rãi.

Tuy nhiên so với Inox 316 thì Inox 304 vẫn còn một số hạn chế nhất định. Cụ thể như sau:

  • Khả năng chống ăn mòn củ Inox 304 tốt nhưng tại môi trường có tính axit cao, vùng ven biển thì Inox 304 chưa thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng của mọi người trong thời gian dài. Bề mặt Inox 304 khi tiếp xúc lâu ngày với khí hậu ven biển hoặc dùng trực tiếp dưới nước mặn sẽ xuất hiện tình trạng xỉn màu, có rỉ sét bám trên bề mặt.
Inox 304 có thể bị rỉ sét khi dùng trong môi trường ven biển, có tính axit cao
Inox 304 có thể bị rỉ sét khi dùng trong môi trường ven biển, có tính axit cao

Bởi vậy, nếu nhu cầu sử dụng của bạn là tại các vùng ven biển, tiếp xúc với nước biển (nước mặn) hoặc các môi trường có tính axit cao nói chung thì nên xem xét và lựa chọn các loại vật liệu được cấu tạo từ Inox 316 hoặc 316L dưới đây nhé!

2.3. Khả năng chống rỉ của Inox 316 và 316L

So với Inox 304 thì inox SUS 316 và 316L ít phổ biến hơn. Tuy nhiên đây lại là loại vật liệu số 1 trong các ứng dụng như: động cơ máy bay, tàu thuyền, thiết bị y tế, hoặc các đồ vật ngâm trong nước mặn, nước biển tiếp xúc thường xuyên trong môi trường Axit.

Inox 316 có khả năng chống ăn mòn cực tốt
Inox 316 có khả năng chống ăn mòn cực tốt

Inox SUS 316 và 316L được cấu tạo với thành phần chủ yếu là Crom (Cr), Niken (Ni) và được bổ sung thêm Molybdenum. Molypdenum được bổ sung vào Inox 316 sẽ giúp cho loại Inox này có khả năng chống ăn mòn với clorua một cách hiệu quả nhất. Điển hình như môi trường vùng ven biển. Inox 316 sẽ có khả năng chống rỉ lâu dài và hiệu quả nhất.

Tóm lại, “Inox cũng có thể bị gỉ sét” – nếu bạn sử dụng chúng trong môi trường không phù hợp với đặc tính mà nó sở hữu. Cụ thể như sau:

  • Inox 201 chịu bền tốt, nhưng chống rỉ kém nhất, chỉ nên sử dụng nơi khô ráo, sạch sẽ
  • Inox 304 chống rỉ tốt nhưng dùng lâu trong môi trường axit sẽ bị xỉn màu và bắt đầu xuất hiện tình trạng rỉ sét
  • Inox 316 và 316L có khả năng chống rỉ tốt nhất. Có thể sử dụng hiệu quả trong môi trường vùng ven biển

III. Cách phân biệt các loại Inox 201, 304, 316

Nếu không phải người trong ngành thì có thể phân biệt các loại Inox với nhau không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể nhé. Ngay sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ tới mọi người về một số nhận biết để dễ dàng phân biệt giữa các loại Inox với nhau nhé!

Inox 201Inox 304Inox 316
– Thành phần hóa học: 16-18% crom, 4.5% Niken và có thêm 5 – 7.5% Mangan.

– Dùng trong môi trường khô thoáng, sạch sẽ, PH<3.

– Khả năng chịu lực cao hơn Inox 304 và 316, 316L

– Thành phần hóa học: 18-20% crom và 8-10% niken

– Dùng trong môi trường bình thường, bề mặt sáng bóng.

– Đáp ứng tiêu chuẩn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

– Có mức chống ăn mòn cao, nhưng dễ bị sỉn màu trong môi trường Axit.

– Khả năng chịu nhiệt nhỏ 500 độ C

– Thành phần hóa học: 16-18% crom và 10-14% niken, và có thêm Molybdenum chiếm khoảng 2-3%.

– Khả năng chống ăn mòn cao, hơn cả 304.

– Đáp ứng tiêu chuẩn đảm bảo an toàn trong y tế.

– Vẫn giữ được độ bền trong các môi trường khắc khe như: axit, muối biển,…

– Khả năng chịu nhiệt cao (lớn 500 độ C).

IV. Cách tẩy rỉ sét trên các loại Inox

Rỉ sét là lớp vảy bám trêm bề mặt sắt thép, Inox có màu nâu, nâu đỏ hoặc đỏ. Và nó rất dễ vỡ. Rỉ sét thường được hình thành do quá trình oxy hóa. Tức là sắt kết hợp với Oxy khi có mặt nước hoặc không khí ẩm. Lớp rỉ sét này không có tác dụng bảo vệ sắt thép hay Inox bên trong. Ngược lại nếu để kéo dài lâu ngày sẽ gây phá hủy kết cấu của sản phẩm. Và làm mất tính thẩm mỹ của sản phẩm.

Đặc biệt trong môi trường nước biển, sự ăn mòn có thể xảy ra nhanh hơn. Các nguyên tử oxy sẽ kết hợp với các nguyên tử sắt để hình thành oxít sắt. Hay chính là rỉ sắt mà mọi người nhìn thấy.

Inox cũng có thể bị rỉ sét. Khi gặp tình trạng này các bạn có thể áp dụng các biện pháp xử lý sau đây để tẩy rỉ sét trên Inox nhé!

4.1. Tẩy rỉ sét inox bằng nước no gạo

Nước vo gạo là thứ rất quen thuộc hàng ngày. Nó có khả năng tấy rỉ sét trên Inox rất tốt. Đối với các đồ vật gia dụng như xong nồi mọi người có thể áp dụng ngay phương pháp này để tẩy rỉ cho Inox nhé!

Cách thực hiện như sau:

  • Ngâm đồ vật bằng Inox bị rỉ sét trong nước vô gạo khoảng nửa ngày
  • Sau đó dùng khăn là có thể dễ dàng làm sạch lớp rỉ sét bám trên Inox

4.2. Tẩy rỉ sét inox bằng phèn chua

Phèn chua (hay còn được gọi là phèn nhôm, nhôm sunfat). Đây là một loại muối của nhôm. Nó có rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe cũng như đời sống con người. Trong số đó, phèn chua có tác dụng loại bỏ rỉ sét trên Inox rất hiệu quả.

Cách thực hiện như sau:

  • Pha 1 lít nước và 50g phèn chua sau đó đun sôi và để nguội.
  • Dùng một chiếc khăn nhúng vào dung dịch vừa pha bên trên
  • Vắt khô khăn rồi chà lau những nơi bị rỉ trên đồ dùng inox là bạn có thể loại bỏ lớp rỉ một cách dễ dàng

4.3. Tẩy rỉ sét trên Inox bằng hỗn hợp chanh + muối

Hỗn hợp chanh + muối có tác dụng rất hiệu quả trong việc vệ sinh nhà cửa. Và nó có thể loại bỏ gỉ sét trên Inox một cách hiệu quả. Cách làm cũng vô cùng đơn giản như sau:

  • Dùng 3 – 4 quả chanh và 1 bát muối
  • Dùng muối phủ lên bề mặt Inox bị rỉ sét
  • Lấy chanh vắt lên trê bề mặt muối và để nguyên khoảng 2-3 giờ. Các vết rỉ trên Inox sẽ được đánh tan.
  • Dùng vỏ chanh chà trực tiếp lên bề mặt Inox để loại bỏ rỉ sét và làm sáng bóng bề mặt

4.4. Tẩy rỉ sét trên Inox bằng Baking soda kết hợp giấm ăn

Thành phần hóa học của Baking soda là axit. Nên nó có tính mài mòn và làm sạch cực tốt. Đối với Inox bị rỉ bạn cũng có thể dùng hỗn hợp Baking soda + giấm ăn để tẩy rỉ, trả lại vẻ ngoài sáng bóng Inox.

Cách thực hiện như sau:

  • Cho khoảng 2 muỗng baking soda vào một chiếc cốc
  • Thêm 1 chút giấm vào để hỗn hợp phản ứng sôi lêm. Nếu còn hơi đặc thì bạn có thể cho thêm một chút giấm nữa
  • Khuấy đều hỗn hợp và bôi hỗn hợp đó lên Inox bị rỉ sét
  • Chờ khoảng 1-2 tiếng sau đó rửa lại bằng nước và xà phòng

Trên đây là một số cách tẩy rỉ trên Inox mà mình thấy hiệu quả nhất. Hy vọng sẽ mang tới những kinh nghiệm thú vị và hiệu quả cho mọi người.