Đèn đường được lắp đặt là nhằm đảm độ sáng cho các phương tiện tham gia giao thông an toàn. Giúp cải thiện tầm nhìn và sự hiện diện của các đối tượng trên đường. Tuy nhiên, chiếu sáng đường phố không đơn giản như lắp một bóng đèn trước hiên nhà. Hệ thống chiếu sáng nhân tạo cho đường phố, đường quảng trường, đường giao thông đô thị, đường làng ngõ xóm luôn cần tuân theo những tiêu chuẩn chiếu sáng đường phố nhất định. Dựa vào đó để lập kế hoạch và thực hiện bố trí đèn đường một cách hiệu quả.

Tiêu chuẩn chiếu sáng đường phố sẽ đưa ra các yêu cầu về mức độ chiếu sáng, độ chói, màu sắc, hướng chiếu và độ phân bố sáng. Mục đích chính của các tiêu chuẩn này là đảm bảo mức độ chiếu sáng đủ cho việc di chuyển và an toàn giao thông về đêm. Một giải pháp đúng đắn sẽ giúp phát hiện trực quan các vật thể ở khoảng cách xa hơn, tiết kiệm năng lượng hơn và giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng.

Tại Đèn Hoàng Gia chúng tôi luôn cố gắng chia sẻ những điều hữu ích dành cho mọi người về chiếu sáng. Bài viết này sẽ chia sẻ cùng các bạn những tiêu chuẩn tối thiểu cần đáp ứng để thiết kế nên một hệ thống chiếu sáng đường phố an toàn, hiệu quả.

Tiêu chuẩn chiếu sáng đường phố

Danh sách các bộ tiêu chuẩn chiếu sáng đường phố trích dẫn

Tiêu chuẩn lắp đặt đèn đường gồm hai phần: tiêu chuẩn về điện và tiêu chuẩn về khoảng cách, chiều cao đối với đèn đường. Tiêu chuẩn chiếu sáng đường phố được trích dẫn từ các tiêu chuẩn sau:

  • TCVN 3584-81 quy định về thiết bị điện
  • TCVN 3686 -81 quy định về vật liệu kỹ thuật điện
  • TCVN 2572-78 quy định về an toàn điện.
  • TCVN 3144-79 quy định sản phẩm kỹ thuật điện.
  • TCVN 4115-85 Cầu dao đảm bảo an toàn cho người sử dụng và dụng cụ điện có điện áp đến 1000v.
  • TCVN 5556-1991 quy phạm chống điện giật.
  • TCXD 46: 1984 quy định về chống sét cho các công trình xây dựng, tiêu chuẩn thiết kế và xây dựng.
  • Chiều cao lắp đặt tiêu chuẩn cho đèn đường LED

Các phân cấp loại đường phố

Loại đường
phố, quảng
trường
Cấp đường phố đô thị Chức năng chính của đường, phố, quảng trường Tốc độ
tính toán
(km/h)
Cấp chiếu
sáng
Đường phố
cấp đô thị
Đường cao tốc Xe chạy tốc độcao, liên hệ giữa các khu của đô thị loại I, giữa các đô thị và các điểm dân cư trong hệ thống chùm đô thị. Tổ chức giao thông khác cao độ 120 A
Đường phố cấp I Giao thông liên tục liên hệ giữa các khu nhà ở, khu công nghiệp và các khu trung tâm công cộng nối với đường cao tốc trong phạm vi đô thị. Tổ chức giao thông khác cao độ 100 A
Đường phố cấp II Giao thông có điều khiển liên hệ trong phạm vi đô thị giữa các khu nhà ở, khu công nghiệp và trung tâm công cộng nối với đường phố chính cấp I. Tổ chức giao nhau khác cao độ 80 A
Cấp khu vực Đường khu vực Liên hệ trong giới hạn của nhà ở, nối với đường phố chính cấp đô thị 80 B
Đường vận tải Vận chuyển hàng hóa công nghiệp và vật liệu xây dựng ngoài khu dân dụng, giữa các khu công nghiệp và khu kho tàng bến bãi 80 B
Đường nội
bộ
Đường khu nhà ở Liên hệ giữa các tiểu khu, nhóm nhà với đường khu vực (không có giao thông công cộng) 60 C
Đường khu công nghiệp, và kho tàng Chuyên chở hàng hóa công nghiệp và vật liệu xây dựng trong giới hạn khu công nghiệp, kho tàng, nối ra đường vận tải và các đường khác 60 C
Quảng
trường
– Quảng trường chính thành phố A
– Quảng trường giao thông và quảng trường trước cầu A
– Quảng trường trước ga A
– Quảng trường đầu mối các công trình giao thông A
– Quảng trường trước các công trình công cộng và các địa điểm tập trung công cộng B

Bảng tiêu chuẩn chiếu sáng cho đường cao tốc

Cấp độ chiếu sáng Môi trường khô Môi trường Ướt Độ chói Ti % SR (Góc khối)
Độ chói cd/m2 Độ đồng đều ánh sáng Uo UI Độ đồng đều ánh sáng Uo
M1 2.0 0,40 0,70 0,15 10 0,5
M2 1,5 0,40 0,70 0,15 10 0,5
M3 1.0 0,40 0,60 0,15 10 0,5
M4 0,75 0,40 0,60 0,15 15 0,5
M5 0,50 0,35 0,40 0,15 15 0,5
M6 0,30 0,35 0,40 0,15 20 0,5

Bảng tiêu chuẩn chiếu sáng đường giao thông

STT Cấp đường Đặc điểm
Độ chói Ltb

(cd/m2)

Độ chói đều chung Độ chói đều theo chiều dọc
1 Chiếu sáng đường cao tốc đô thị Tốc độ cao, mật độ cao, không có phương tiên  thô sơ 2 0,4 0,7
2 Chiếu sáng đường cấp đô thị
Có dải phân cách

Không có dải phân cách

1,5

2

0,4

0,4

0,7

0,7

3 Chiếu sáng đường phố cấp khu vực
Có dải phân cách

Không có dải phân cách

1

1,5

0,4

0,4

0,5

0,5

4 Chiếu sáng đường nội bộ
Hai bên đường sáng

Hai bên đường tối

0,75

0,5

0,4

0,4

5 Đường ngõ xóm 0,2 – 0,4 5-8

Bảng tiêu chuẩn chiếu sáng cho người đi bộ

Cấp độ chiếu sáng Độ rọi ngang trung bình Eav tính bằng lx Độ rọi ngang tối thiểu Emin tính bằng lx Ti in % Yêu cầu bổ sung nếu cần nhận dạng khuôn mặt
Độ rọi thẳng đứng tối thiểu Ev,min tính bằng lx Độ rọi bán trụ tối thiểu Esc,min in lx
P1 15 3.0 20 5.0 3.0
P2 10 2.0 25 3.0 2.0
P3 7,5 1,5 25 2,5 1,5
P4 5.0 1.0 30 1,5 1.0
P5 3.0 0,6 30 1.0 0,6
P6 2.0 0,4 35 0,6 0,4

Bảng tiêu chuẩn chiếu sáng điểm đỗ xe giao thông công cộng

STT Đối tượng chiếu sáng Độ rọi (MAX) Độ rọi (MIN)
1 Bến xe buýt – xe khách liên tỉnh 50 20
2 Bãi đỗ xe ngoài trời khu vực ngoại thành 10 3

Bảng tiêu chuẩn trị số độ rọi trung bình thông qua số lượng xe lưu thông

Theo tiêu chuẩn chiếu sáng đường phố, với mỗi cấp chiếu sáng đường phố sẽ có yêu cầu về độ rọi, độ chói khác nhau.

  • Tỷ số giữa các trị số độ chói nhỏ nhất và độ chói trung bình trên mặt đường có hoạt động vận chuyển của đường phố không nhỏ hơn 0,4.
  • Tỷ số giữa trị số độ chói nhỏ nhất và độ chói trung bình trên các dải song song với trục đường có hoạt động vận chuyển không nhỏ hơn 0,7.

Để nắm được thông số độ chói trung bình và độ rọi trung bình của lưu lượng xe vận chuyển trên đường phố, hãy xem bảng dưới đây:

Cấp Lưu lượng xe lớn nhất trong thời gian có chiếu sáng (xe/h) Độ chói trung bình trên mặt đường (Cd/m2) Độ rọi trung bình
trên mặt đường (Lx)
A Từ 3000 trở lên
Từ 1000 đến dưới 3000
Từ 500 đến dưới 1000
Dưới 500
1,6
1,2
1,0
0,8
B Từ 2000 trở lên
Từ 1000 đến dưới 2000
Từ 500 đến dưới 1000
Từ 200 đến dưới 500
Dưới 200
1,2
1,0
0,8
0,6
0,4
C Trên 500
Dưới 500
0,6
0,4
12
8
D 0,2 ÷ 0,4 5 ÷ 8

Ghi chú:

  • Trị số độ chói trung bình trên mặt đường cao tốc xa đường phố chính không phụ thuộc vào lưu lượng lớn nhất.
  • Khi thiết kế chiếu sáng cần lưu ý.
    • Đối với đường, đường phố quảng trường có lớp mặt là bê tông cấp cao tính theo trị số độ chói trung bình.
    • Đối với đường, đường phố, quảng trường có lớp mặt là thứ yếu (thâmnhập nhựa, đá dăm, sỏi trộn nhựa) tính theo trị số độ rọi trung bình.
  • Tại chỗ giao nhau khác độ cao của hai hoặc nhiều đường cần quy định theo trị số độ chói trung bình của đường phố có cấp cao hơn qua chỗ đó.

Bảng tiêu chuẩn độ rọi trung bình thông qua tính chất của đèn chiếu sáng

Đối với đường cấp C và cấp D, độ cao treo đèn thấp nhất so với mặt đường không được nhỏ hơn quy định trong bảng sau:

TT Tính chất của đèn Tổng quang thông lớn nhất của các bóng đèn trong đèn được treo lên 1 cột (Lm) Độ cao treo đèn thấp nhất (m) khi sử dụng đèn lắp
Bóng đèn nung sáng Bóng đèn phóng
điện
1 Đèn nấm ánh sáng tán xạ Từ 6000 trở lên
Dưới 6000
3,0
4,0
3,0
4,0
2 Đèn có phân bố ánh sáng bán rộng Dưới 5000
Từ 5000đến 10000
Trên 10000 đến 20000
Trên 20000 đến 30000
Trên 30000 đến 40000
Trên 40000
6,5
7,0
7,5


7,0
7,5
8,0
9,0
10,0
11,5
3 Đèn có phân bố
ánh sáng rộng
Dưới 5000
Từ 5000 đến 10000
Từ10000 đến 20000
Trên 20000 đến 30000
Trên 30000 đến 40000
Trên40000
7,0
8,0
9,0


7,5
8,5
9,5
10,5
11,5
13,5

Tiêu chuẩn tham chiếu về bố trí cột đèn đường

STT Loại đèn chiếu sáng Giá đỡ Bố trí và khoảng cách cột Cách vận chuyển
Loại (bố trí các cực) Tiếp cận (m) Khoảng cách từ mặt đường (m) Chiều cao lắp đặt (m) Khoảng cách (m) Chiều rộng trung bình (m) Kiểu làn đường Chiều rộng (m)
1 A1 Một mặt 0,5 Một mặt, 1 5 24 Đơn 2 6
2 A2 Một mặt 1,5 Một mặt, 2,75 số 8 30 – 35 Đơn 2 6
3 A2 Hình chữ T kép (cực trên đường trung tuyến) 1,5 Vị trí rìa trung tâm (đối xứng) số 8 30 – 35 2 Gấp đôi 1 7 mỗi cái
4 A3 Một mặt 0,5-1,5 Một mặt, 2,75 10 35 – 40 Đơn 2 7,5
5 A3 Hình chữ T kép (cực trên đường trung tuyến) 0,5-1,5 Vị trí rìa trung tâm (đối xứng) 10 35 – 40 4 Gấp đôi 2 7,5 mỗi cái
6 A3 Hàng đôi, cực đối diện 0,5-1,5 Hàng đôi, cực đối diện, 1 10 35-40 1-2 Đơn 3 10,5 mỗi cái
7 A4 Một mặt 0,5 Một mặt, 2,75 12 40 – 45 Đơn 2 7,5
số 8 A4 Hình chữ T kép (cực trên đường trung tuyến) 0,5 Vị trí rìa trung tâm (đối xứng) 12 40 – 45 6 Gấp đôi 2 7,5 mỗi cái
9 A4 Một mặt 0,5 Một mặt, 2,75 14 45 – 50 Đơn 2 7,5
10 A4 Hình chữ U kép (cực trên đường trung tuyến) 0,5 Vị trí rìa trung tâm (đối xứng) 14 45 – 50 Gấp đôi 3

Cách bố trí cột đèn đường

Yêu cầu kỹ thuật về chiếu sáng khu vực dải phân cách song song với trục đường

  • Tỷ số giữa trị số độ chói nhỏ nhất và độ chói trung bình trên các dải song song với trục đường có hoạt động vận chuyển không nhỏ hơn 0.7
  • Yêu cầu vỉa hè
  • Trên các hè đường có chiều rộng lớn hơn 5m phải tổ chức chiếu sáng riêng, với độ rọi trung bình không nhỏ hơn 3Lx và độ đồng đều trung không nhỏ hơn 0.25.
  • Với các vỉa hè có chiều rộng nhỏ hơn 5m, việc tổ chức chiếu sáng riêng có thể có hoặc không cần.
  • Chiếu sáng các vùng cửa ô
  • Yêu cầu 1: Đảm bảo các thông số kỹ thuật ánh sáng chung trên mặt đường theo quy định tiêu chuẩn.
  • Yêu cầu 2: Chiếu sáng vùng phụ cận, hè đường với độ rọi trung bình không nhỏ hơn 3 Lx và độ đồng đều chung không nhỏ hơn 0.25.

Yêu cầu kỹ thuật về chiếu sáng khu vực đường phố quảng trường

  • Tỷ số giữa các trị số độ chói nhỏ nhất và độ chói trung bình trên mặt đường có hoạt động vận chuyển của đường, đường phố, quảng trường không nhỏ hơn 0.4.
  • Đối với các bãi đỗ xe, độ rọi trung bình phải đạt tối thiểu 5 Lx trên toàn bộ diện tích bãi.

Ở các khu có khu vực có không gian rộng như quảng trường ga, nút giao thông, khi thiết kế chiếu sáng với các đèn pha đặt ở độ cao lớn cần chú ý phải đáp ứng các tiêu chuẩn dưới đây:

  • Độ rọi trung bình: 25-30 Lx
  • Độ đồng đều chung của ánh sáng: Emin/Etb không nhỏ hơn 0.5.
  • Tại mỗi điểm phải có ít nhất 2 đèn chiếu để hạn chế chói lóa.
  • Cân nhắc đến yếu tố về kinh tế, khả năng thi công, bảo dưỡng.
  • Nguồn điện, khả năng truyền, khả năng dẫn điện.
  • Các biện pháp an toàn.
  • Lời khuyên nên sử dụng đèn có thể tháo rời đưa xuống mặt đất để bảo dưỡng.

Yêu cầu kỹ thuật về độ chói khi chiếu sáng đường phố

  • Khi thiết kế chiếu sáng trên các trục đường vận chuyển tốc độ lớn, tại điểm kết thúc phải tạo ra các vùng đệm có độ chói giảm dần với chiều dài từ 100 đến 150m, bằng cách giảm công suất bóng đèn hoặc bớt đi một pha (ở các đường bố trí đèn 2 bên).
  • Để hạn chế chói lóa, khi thiết kế hệ thống chiếu sáng đường phố cần phải lựa chọn các thiết bị (đèn) chiếu sáng sao cho có chỉ số hạn chế chói lóa không nhỏ hơn 4.

Chỉ số hạn chế chói lóa G đ ược xác định theo công thức thực nghiệm:

G = ISL + 0,97 logLtb
+ 4,41logh -1,46 logp

Trong đó:

  • ISL: Chỉ số đặc trưng của chóa đèn (do nhà sản xuất cung cấp hoặc tính toán đo đạc thử nghiệm
    theo công thức)
  • ISL: 13,84 -3,31log 180 + 1,3 log (180/188)­0,5 – 0,08 log (180/188) + 1,29 logF.
  • F: Diện tích phát sáng của chóa đèn chiếu trên mặt phẳng vuông góc với véctơ cường độ sáng 180
  • Ltb: Độ chói trung bình của mặt đường
  • h: Cao độ đặt đèn
  • p: Số đèn có trên 1km chiều dài đường
  • Chỉ số G chỉ được tính khi 5 < h < 20 và 20 < p < 100

Một số yêu cầu kỹ thuật khác về thiết bị chiếu sáng và lưới điện

Yêu cầu kỹ thuật về các thiết bị đèn đường

Đèn đường LED nên được lựa chọn để cung cấp giải pháp chiếu sáng an toàn và hiệu quả nhất. Đồng thời giúp tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí bảo trì tối đa cho toàn bộ hệ thống chiếu sáng đường phố. Xem thêm: TOP 10+ đèn đường led tốt nhất hiện nay.

Bên cạnh đó, khi lựa chọn đèn đường Led cần chú ý một số tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật dưới đây:

  • Cấp bảo vệ điện là thông số để thể hiện khả năng cách điện của thiết bị, khả năng chống giật. Cấp bảo vệ dựa trên tiêu chuẩn IEC 61140 của ủy ban kỹ thuật điện Quốc Tế.
  • Toàn bộ các thiết bị điện và chiếu sáng sử dụng trong hệ thống chiếu sáng đường, đường phố và quảng trường phải có cấp cách điện I và II.
  • Đèn đường led cần có cấp bảo vệ IP tối thiểu theo quy định bảng dưới đây:
TT Nơi sử dụng Cấp bảo vệ tối thiểu
1 Môi trường ít bị ô nhiễm, ít bụi và không ăn mòn 22
2 Môi trường có mức ô nhiễm trung bình, bụi và ăn mòn trung bình. 44
3 Môi trường bị ô nhiễm ăn mòn nặng Phần quang học: 54

Các phần khác: 44

 

4 Đèn đặt dưới độ cao 3m 44
5 Trong hầm, thành cầu 55

Yêu cầu kỹ thuật về lưới điện của hệ thống chiếu sáng

Lưới điện chiếu sáng (đường dây, cột, xà sứ các chi tiết phụ kiện khác) phải tuân thủ theo quy định về an toàn lưới điện trong TCVN 4086 : 1985, tiêu chuẩn về nối đất và nối không các thiết bị điện TCVN 4756 :1989 và quy phạm trang thiết bị điện 11 TCN 19-84 của bộ Điện lực.

Đối với các hệ thống chiếu sáng đường phố cần phải thực hiện 03 yêu cầu sau:

  • Yêu cầu 1: Sử dụng thống nhất hệ thống lưới điện 3 pha có trung tính nối đất 380/200v để cấp nguồn.
  • Yêu cầu 2: Phương pháp lắp đặt: Theo tiêu chuẩn 11 TCN 19-84 quy phạm trang bị – hệ thống đường dân dẫn điện.
  • Yêu cầu 3: Lựa chọn tiết diện dây dẫn điện theo 03 yếu tố: công suất đèn, vị trí trạm cấp nguồn, tổn hao điện áp không lớn hơn 5% đối với đèn có vị trí xa nhất.

Yêu cầu kỹ thuật về hệ thống điều khiển đèn đường

Hệ thống điều khiển đèn đường chiếu sáng bao gồm các hệ thống điều khiển đơn (rơ le thời gian, tế bào quang điện) và hệ thống điều khiển từ trung tâm (phát tín hiệu). Chúng phải đảm bảo được chức năng:

  • Ra lệnh đóng cắt hệ thống chiếu sáng.
  • Điều khiển chiếu sáng (tắt bớt một số đèn).
  • Có khả năng điều khiển bằng tay.

Kết luận!

Trên đây là những tiêu chuẩn chiếu sáng đường phố và các yêu cầu kỹ thuật cần được quan tâm khi lên kế hoạch thiết kế lắp đặt đèn đường. Chức năng chính của chiếu sáng đường phố là đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông và tăng cường an toàn đô thị. Hệ thống đèn đường chiếu sáng phải được thiết kế theo các tiêu chuẩn cơ sở để cung cấp ánh sáng phù hợp theo cách tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường. Giảm thiểu tối đa sự chói lóa gây mất an toàn di chuyển.

Đèn Hoàng Gia là một trong những đơn vị hàng đầu phân phối các thiết bị chiếu sáng LED. Nếu bạn đang cần tìm những sản phẩm đèn đường LED chất lượng, giá thành cạnh tranh cho dự án của mình. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và nhận báo giá tốt nhất.

  • ĐÈN LED HOÀNG GIA
  • Trụ sở Hà Nội: 126 Đại Mỗ, Q Nam Từ Liêm, Hà Nội.
  • Hotline 1: 0393.392.666 - Zalo 0393.392.666
  • Hotline 2: 0916.773.555 - Zalo 0916.773.555
  • Email: hkd.hoanggiavn@gmail.com

  • Chi nhánh TP HCM: Khu phố 6, Bình Hưng Hòa, Q Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Hotline: 0393.392.666
  • Chi nhánh Bình phước: 123, Phan Chu Trinh, Lộc Ninh, Bình Phước. Hotline: 0977 717 966