Tiêu chuẩn chiếu sáng đường giao thông mang một ý nghĩa quan trọng. Và khi thiết kế bất cứ công trình, dự án chiếu sáng nào cũng cần đáp ứng tiêu chuẩn, quy định. Điều này sẽ góp phần đảm bảo ánh sáng cho các phương tiện lưu thông an toàn và phát triển hạ tầng đô thị. 

1. Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn chiếu sáng đường giao thông

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 259 : 2001 “Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo đường, đường phố, quảng trường đô thị”. Xây dựng trên cơ sở soát xét TCXD 95 : 1983 – Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình xây dựng dân dụng Tức là chiếu sáng đường, đường phố, quảng trường. Do Công ty Chiếu sáng và Thiết bị đô thị – Sở Giao thông công chính Thành phố Hà Nội chủ trì biên soạn. Vụ Khoa học Công nghệ trình duyệt, Bộ Xây dựng ban hành theo quyết định số 28/2001/QĐ-BXD, ngày 13 tháng 11 năm 2001.

Tiêu chuẩn này quy định: độ chói trung bình, độ rọi trung bình trên mặt đường, độ cao treo đèn thấp nhất. Yêu cầu về an toàn của hệ thống chiếu sáng, phương pháp tính toán và thiết kế chiếu sáng đường, đường phố và quảng trường đô thị.

tieu-chuan-chieu-sang-duong-giao-thong-moi-nhat
Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn chiếu sáng đường giao thông

Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn chiếu sáng đường giao thông bao gồm:

  • Các công trình đô thị điểm giao thông công cộng ngoài trời đường, cầu và đường dành cho người đi bộ, bên ngoài các khu trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, hội chợ triển lãm và các trụ sở.
  • Công viên, vườn hoa.
  • Các công trình kiến trúc, tượng đài, đài phun nước.
  • Các công trình thể dục thể thao ngoài trời.

2. Các tiêu chuẩn chiếu sáng đường giao thông

Các tiêu chuẩn chiếu sáng đường giao thông cần tuân thủ khi đầu tư xây dựng mới và cải tạo các công trình dự án chiếu sáng.

  • TCVN 4400: 57 – Kỹ thuật chiếu sáng – Thuật ngữ và định nghĩa.
  • TCXD 104: 1983 – Quy phạm thiết kế kỹ thuật đường, đường phố quảng trường đô thị.
  • 11 TCN 19: 1984 – Quy phạm trang bị điện, hệ thống đường dây dẫn điện.
  • TCVN 5828: 1984 – Đèn chiếu sáng đường phố – Yêu cầu kỹ thuật.
  • TCVN 4086: 1985 – Quy phạm an toàn lưới điện trong xây dựng.
  • TCVN 4756:1989 – Tiêu chuẩn kỹ thuật về nối đất và nối không các thiết bị điện.
  • TCVN 2018 – Tiêu chuẩn độ rọi. Là đại lượng dùng để đo quang thông của một nguồn sáng trên một bề mặt diện tích được chiếu sáng nhất định. Đơn vị của độ rọi được tính là Lux (lx).

Khi thiết kế chiếu sáng, ngoài việc tuân theo tiêu chuẩn này còn phải tuân theo các tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành có liên quan. Tiêu chuẩn này không áp dụng để thiết kế chiếu sáng đường trong các công trình xây dựng đặc biệt. Như công trình ngầm, cảng, sân bay, công trình công nghiệp, kho tàng, quảng cáo và kiến trúc.

3. Các yêu cầu chất lượng ánh sáng trong tiêu chuẩn chiếu sáng đường giao thông

  • Màu ánh sáng đường phố: Sử dụng đèn có nhiệt độ màu 4000k, 5000k, 6500k
  • Độ cao treo đèn và hướng chiếu sáng: Độ cao treo đèn đường phải thích hợp với công suất đèn đường. Từ đó tạo hướng ánh sáng đường phố phù hợp.
  • An toàn chiếu sáng: Chiếu sáng đường phố cũng có thể giúp tăng cường an ninh và an toàn bằng cách giảm nguy cơ tai nạn giao thông.
  • Chi phí bảo dưỡng đèn: Lên chi phí cài đặt và bảo trì đèn đường đường phố định kỳ.
tieu-chuan-chieu-sang-duong-giao-thong
Tiêu chuẩn chiếu sáng đường giao thông mới nhất

4. Yêu cầu kỹ thuật trong tiêu chuẩn chiếu sáng đường phố

Chiếu sáng đường phố phải đảm bảo làm lộ rõ tất cả các đặc điểm của đường và của dòng giao thông. Giúp người điều khiển phương tiện giao thông tiếp nhận đầy đủ thông tin từ các quang cảnh luôn thay đổi phía trước. Để có thể điều khiển phương tiện giao thông an toàn với tốc độ hợp lý cho phép. Hệ thống chiếu sáng theo quy định phải tạo được tính định hướng giúp người điều khiển phương tiện giao thông nhận biết rõ tuyến, làn đi.

Bên cạnh đó, phải tạo được độ chói cần thiết để mắt nhận biết được các chi tiết nhỉ, ở độ tương phản với tốc độ cao. Tương ứng với tình huống giao thông. Độ chói phải đồng đều trên mặt đường theo cả phương dọc và ngang. Hạn chế sự xuất hiện các khoảng tối, nơi có thể che dấu các mối nguy hiểm. Không được gây lóa mắt người điều khiển phương tiện giao thông.

4.1. Phân cấp đường phố, đường và quảng trường đô thị theo yêu cầu chiếu sáng

Loại đường
phố, quảng
trường
Cấp đường phố đô thị Chức năng chính của đường, phố, quảng trường Tốc độ
tính toán
(km/h)
Cấp chiếu
sáng
Đường phố
cấp đô thị
Đường cao tốc Xe chạy tốc độcao, liên hệ giữa các khu của đô thị loại I, giữa các đô thị và các điểm dân cư trong hệ thống chùm đô thị. Tổ chức giao thông khác cao độ 120 A
Đường phố cấp I Giao thông liên tục liên hệ giữa các khu nhà ở, khu công nghiệp và các khu trung tâm công cộng nối với đường cao tốc trong phạm vi đô thị. Tổ chức giao thông khác cao độ 100 A
Đường phố cấp II Giao thông có điều khiển liên hệ trong phạm vi đô thị giữa các khu nhà ở, khu công nghiệp và trung tâm công cộng nối với đường phố chính cấp I. Tổ chức giao nhau khác cao độ 80 A
Cấp khu vực Đường khu vực Liên hệ trong giới hạn của nhà ở, nối với đường phố chính cấp đô thị 80 B
Đường vận tải Vận chuyển hàng hóa công nghiệp và vật liệu xây dựng ngoài khu dân dụng, giữa các khu công nghiệp và khu kho tàng bến bãi 80 B
Đường nội
bộ
Đường khu nhà ở Liên hệ giữa các tiểu khu, nhóm nhà với đường khu vực (không có giao thông công cộng) 60 C
Đường khu công nghiệp, và kho tàng Chuyên chở hàng hóa công nghiệp và vật liệu xây dựng trong giới hạn khu công nghiệp, kho tàng, nối ra đường vận tải và các đường khác 60 C
Quảng
trường
– Quảng trường chính thành phố A
– Quảng trường giao thông và quảng trường trước cầu A
– Quảng trường trước ga A
– Quảng trường đầu mối các công trình giao thông A
– Quảng trường trước các công trình công cộng và các địa điểm tập trung công cộng B

4.2. Trị số độ chói trung bình và độ chói trung bình tương ứng

Qua số lượng xe lưu động

Theo tiêu chuẩn chiếu sáng đường phố, với mỗi cấp chiếu sáng đường phố sẽ có yêu cầu về độ rọi, độ chói khác nhau. Để nắm được thông số độ chói trung bình và độ rọi trung bình của lưu lượng xe vận chuyển trên đường phố xem bảng dưới đây:

Cấp Lưu lượng xe lớn nhất trong thời gian có chiếu sáng (xe/h) Độ chói trung bình trên mặt đường (Cd/m2) Độ rọi trung bình
trên mặt đường (Lx)
A Từ 3000 trở lên
Từ 1000 đến dưới 3000
Từ 500 đến dưới 1000
Dưới 500
1,6
1,2
1,0
0,8
B Từ 2000 trở lên
Từ 1000 đến dưới 2000
Từ 500 đến dưới 1000
Từ 200 đến dưới 500
Dưới 200
1,2
1,0
0,8
0,6
0,4
C Trên 500
Dưới 500
0,6
0,4
12
8
D 0,2 ÷ 0,4 5 ÷ 8

Qua tính chất của đèn chiếu sáng

Đối với đường cấp C và cấp D, độ cao treo đèn thấp nhất so với mặt đường không được nhỏ hơn quy định trong biểu bảng dưới đây:

TT Tính chất của đèn Tổng quang thông lớn nhất của các bóng đèn trong đèn được treo lên 1 cột (Lm) Độ cao treo đèn thấp nhất (m) khi sử dụng đèn lắp
Bóng đèn nung sáng Bóng đèn phóng
điện
1 Đèn nấm ánh sáng tán xạ Từ 6000 trở lên
Dưới 6000
3,0
4,0
3,0
4,0
2 Đèn có phân bố ánh sáng bán rộng Dưới 5000
Từ 5000đến 10000
Trên 10000 đến 20000
Trên 20000 đến 30000
Trên 30000 đến 40000
Trên 40000
6,5
7,0
7,5


7,0
7,5
8,0
9,0
10,0
11,5
3 Đèn có phân bố
ánh sáng rộng
Dưới 5000
Từ 5000 đến 10000
Từ10000 đến 20000
Trên 20000 đến 30000
Trên 30000 đến 40000
Trên40000
7,0
8,0
9,0


7,5
8,5
9,5
10,5
11,5
13,5

Đối với đường có tốc độ di chuyển cao: Khi chiếu sáng trên các trục đường vận chuyển tốc độ lớn. Tại điểm kết thúc phải tạo ra các vùng đệm có độ chói giảm dần với chiều cao từ 100-150m. Bằng cách giảm công suất của bóng đèn hoặc bớt đi một pha (đối với các đường có bố trí đèn hai bên).

Yêu cầu chiếu sáng khu vực dải song song với trục đường

Tỷ số giữa trị số độ chói nhỏ nhất và độ chói trung bình trên các dải song song với trục đường có hoạt động vận chuyển không nhỏ hơn 0.7

Chiếu sáng các vùng cửa ô:

  • Yêu cầu 1: Đảm bảo các thông số kỹ thuật ánh sáng chung trên mặt đường theo quy định tiêu chuẩn.
  • Yêu cầu 2: Chiếu sáng vùng phụ cận, hè đường với độ rọi trung bình không nhỏ hơn 3 Lx và độ đồng đều chung không nhỏ hơn 0.25.

Yêu cầu vỉa hè:

  • Trên các hè đường có chiều rộng lớn hơn 5m phải tổ chức chiếu sáng riêng, với độ rọi trung bình không nhỏ hơn 3Lx và độ đồng đều trung không nhỏ hơn 0.25.
  • Với các vỉa hè có chiều rộng nhỏ hơn 5m, việc tổ chức chiếu sáng riêng có thể có hoặc không cần.
tieu-chuan-chieu-sang-via-he
Tiêu chuẩn chiếu sáng đường giao thông trên vỉa hè

Yêu cầu chiếu sáng khu vực đường phố quảng trường

  • Tỷ số giữa các trị số độ chói nhỏ nhất và độ chói trung bình trên mặt đường có hoạt động vận chuyển của đường, đường phố, quảng trường không nhỏ hơn 0.4.
  • Đối với các bãi đỗ xe, độ rọi trung bình phải đạt tối thiểu 5 Lx trên toàn bộ diện tích bãi.

Ở các khu có khu vực có không gian rộng như quảng trường ga, nút giao thông, khi thiết kế chiếu sáng với các đèn pha đặt ở độ cao lớn cần chú ý phải đáp ứng các tiêu chuẩn dưới đây:

  • Độ rọi trung bình: 25-30 Lx
  • Độ đồng đều chung của ánh sáng: Emin/Etb không nhỏ hơn 0.5.
  • Tại mỗi điểm phải có ít nhất 2 đèn chiếu để hạn chế chói lóa.
  • Cân nhắc đến yếu tố về kinh tế, khả năng thi công, bảo dưỡng.
  • Nguồn điện, khả năng truyền, khả năng dẫn điện.
  • Các biện pháp an toàn.
  • Lời khuyên nên sử dụng đèn có thể tháo rời đưa xuống mặt đất để bảo dưỡng.

5. Tiêu chuẩn kết cấu và độ an toàn chiếu sáng đường giao thông

Các thiết bị chiếu sáng được sử dụng cần phải có hiệu quả sử dụng điện năng cao, độ bền. Và khả năng duy trì các đặc tính quang học trong điều kiện làm việc ngoài trời tốt hơn. Và phải có cấp bảo vệ IP tối thiểu và một vài quy định khác.

5.1. Cấp độ bảo vệ đèn đường

Ở các sản các sản phẩm dùng để chiếu sáng đường phố cần đảm bảo yêu cầu tiêu chuẩn chiếu sáng. Cần phải thực hiện đúng những nguyên tắc về cấp bảo vệ của sản phẩm.

Cấp bảo vệ điện là thông số để thể hiện khả năng cách điện của thiết bị, khả năng chống giật. Cấp bảo vệ dựa trên tiêu chuẩn IEC 61140 của ủy ban kỹ thuật điện Quốc Tế.

Toàn bộ các thiết bị điện và chiếu sáng sử dụng trong hệ thống chiếu sáng đường, đường phố và quảng trường phải có cấp cách điện I và II.

tieu-chuan-den-duong-led-chieu-sang-chong-nuoc
Đèn chiếu sáng đường phố chống nước tốt, cấp độ bảo vệ cao

5.2. Tiêu chuẩn chỉ số IP

Để bảo đảm làm việc lâu dài và an toàn, đèn sử dụng chiếu sáng đường phố và quảng trường phải phù hợp với TCVN 5825: 1994 “đèn chiếu sáng đường phố” “yêu cầu kỹ thuật chung” và có cấp bảo vệ IP tối thiểu theo quy định trong bảng dưới đây:

TT Nơi sử dụng Cấp bảo vệ tối thiểu
1 Môi trường ít bị ô nhiễm, ít bụi và không ăn mòn 22
2 Môi trường có mức ô nhiễm trung bình, bụi và ăn mòn trung bình. 44
3 Môi trường bị ô nhiễm ăn mòn nặng Phần quang học: 54

Các phần khác: 44

 

4 Đèn đặt dưới độ cao 3m 44
5 Trong hầm, thành cầu 55

5.3. Lưới điện của hệ thống chiếu sáng

Đối với các hệ thống chiếu sáng đường phố cần phải thực hiện 03 yêu cầu sau:

  • Yêu cầu 1: Sử dụng thống nhất hệ thống lưới điện 3 pha có trung tính nối đất 380/200v để cấp nguồn.
  • Yêu cầu 2: Phương pháp lắp đặt: Theo tiêu chuẩn 11 TCN 19-84 quy phạm trang bị – hệ thống đường dân dẫn điện.
  • Yêu cầu 3: Lựa chọn tiết diện dây dẫn điện theo 03 yếu tố: công suất đèn, vị trí trạm cấp nguồn, tổn hao điện áp không lớn hơn 5% đối với đèn có vị trí xa nhất.

5.4. Điều khiển hệ thống chiếu sáng

Điều khiển hệ thống chiếu sáng bao gồm các hệ thống điều khiển đơn (rơ le thời gian, tế bào quang điện) và hệ thống điều khiển từ trung tâm (phát tín hiệu) phải đảm bảo được chức năng:

  • Ra lệnh đóng cắt hệ thống chiếu sáng.
  • Điều khiển chiếu sáng (tắt bớt một số đèn).
  • Có khả năng điều khiển bằng tay.

5.5 Lưới điện chiếu sáng

Lưới điện chiếu sáng (đường dây, cột, xà sứ các chi tiết phụ kiện khác) phải tuân thủ theo quy định về an toàn lưới điện trong TCVN 4086 : 1985, tiêu chuẩn về nối đất và nối không các thiết bị điện TCVN 4756 :1989 và quy phạm trang thiết bị điện 11 TCN 19-84 của bộ Điện lực.

6. Tiêu chuẩn thiết kế đèn tín hiệu giao thông

  • Tiêu Chuẩn ITE (Institute of Transportation Engineers): ITE cung cấp các tiêu chuẩn về cả thiết kế và vận hành của hệ thống đèn tín hiệu giao thông.
  • Tiêu Chuẩn MUTCD (Manual on Uniform Traffic Control Devices): Đây là một trong những tài liệu hướng dẫn quan trọng nhất về kiến trúc, thiết kế và vận hành của các biển báo giao thông và hệ thống đèn tín hiệu.
  • Tiêu Chuẩn ISO (International Organization for Standardization): ISO cung cấp một loạt các tiêu chuẩn quốc tế trong nhiều lĩnh vực. Bao gồm giao thông và an toàn đường bộ. Một số tiêu chuẩn có thể liên quan đến đèn tín hiệu giao thông như ISO 21101
  • Tiêu Chuẩn EN (European Norms): tiêu chuẩn EN liên quan đến giao thông và an toàn đường bộ cũng được áp dụng. Bao gồm các yêu cầu về thiết kế và vận hành của đèn tín hiệu giao thông.
  • Các Quy Định và Hướng Dẫn Của Cơ Quan Quản Lý Đường Bộ: Ngoài các tiêu chuẩn quốc tế, mỗi quốc gia có thể có các quy định và hướng dẫn cụ thể của chính phủ hoặc cơ quan quản lý giao thông địa phương về việc thiết kế và vận hành hệ thống đèn tín hiệu giao thông.

Trong quá trình thiết kế đèn tín hiệu giao thông, quan trọng là các chuyên gia phải tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả của hệ thống giao thông.

Trên đây là Tiêu chuẩn chiếu sáng đường giao thông mới nhất. Mọi thắc mắc cần tư vấn về đèn chiếu sáng, báo giá và mua hàng. Hãy liên hệ với Đèn Hoàng Gia để được hỗ trợ hiệu quả nhất:

Địa chỉ: 26 Đại Mỗ, Q Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Hotline 1: 0393.392.666 – Zalo 039.33.92.666
Email: hkd.hoanggiavn@gmail.com