Khi lắp bóng đèn, điều quan trọng nhất là bạn phải chọn được đèn có độ sáng phù hợp. Vì vậy bạn cần phải hiểu rõ thông số về độ rọi để có thể biết được đèn có cung cấp đủ ánh sáng cho không gian cần lắp hay không? Bài viết dưới đây, Denhoanggia.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về độ rọi và cách xác định độ rọi chuẩn cho từng không gian bạn nhé!
1. Định nghĩa về độ rọi và công thức tính độ rọi.
1.1 Độ rọi cho ta biết điều gì?
- Độ rọi là tổng lượng ánh sáng phát ra từ một nguồn sáng trên một đơn vị diện tích m2.
- Hiểu được thông số độ rọi sẽ giúp bạn dễ dàng xác định được bóng đèn có lượng chiếu sáng vừa đủ để lắp cho không gian cần chiếu sáng.
- Độ rọi trên bề mặt của 1 thiết bị chiếu sáng có thể gây ảnh hưởng đến thị giác của chúng ta. Nếu đèn có độ rọi quá cao thì sẽ gây ra sự khó chịu, chói mắt và ngược lại, nếu đèn có độ rọi quá thấp sẽ khiến tầm nhìn bị hạn hế, gây mất tập trung trong công việc.
1.2 Cách xác định độ rọi của đèn.
Công thức tính độ rọi của đèn
Chúng ta có thể xác định dễ dàng độ rọi của đèn qua 2 công thức sau:
Nếu bạn chỉ có thông số của quang thông:
- Độ rọi (lux) = [Quang thông (lumen) x Số lượng bóng đèn] / Diện tích cần chiếu sáng (m2)
Nếu bạn có thông số của công suất, và hiệu suất quang:
- Độ rọi (lux) = [Công suất (w) x Hiệu suất quang (lumen/w) x Số lượng bóng đèn]/ Diện tích cần chiếu sáng (m2)
Ban có thể xác định số lượng bóng cần sử dụng thông qua độ rọi:
- Số lượng bóng = [Độ rọi (lux) x Diện tích cần chiếu sáng (m2)] / [Hiệu suất quang (lumen/w) x Công suất(w)]
Ví dụ: Bạn cần sử dụng bóng đèn led âm trần 7w, có hiệu suất quang 100 lumen/w và độ rọi 180 lux để chiếu sáng phòng ngủ có diện tích 20m2.
Số lượng bóng bạn cần dùng = [180 (lux) x 20(m2)] / [100 (lumen/w) x 7 (w)]= 5,14 ~ 5 bóng đèn.
Vậy bạn cần 4 sử dụng bóng đèn led công suất 10w, hiệu suất quang 80 lumen/w, độ rọi 180 lux để chiếu sáng phòng ngủ có diện tích 25m2.
1.3 Đơn vị của độ rọi.
- Lux là đơn vị dùng để đo độ rọi. 1 lux = quang thông 1 lumen trên 1 diện tích m2 (Lux= Lumen/m2).
- Đơn vị Lux cho ta biết thông tin về độ rọi hay còn gọi là thước đo độ sáng của một khu vực cần chiếu sáng.
- Giá trị Lux sử dụng để xác định lượng ánh sáng của từng khu vực. Khu vực càng xa nguồn sáng thì độ rọi (Lux) càng thấp.
2. Độ rọi tiêu chuẩn cho từng không gian.
2.1 Độ rọi tiêu chuẩn là gì?
- Độ rọi tiêu chuẩn là quy chuẩn về lượng ánh sáng cần thiết chiếu trên một bề mặt diện tích nhất định .Là cơ sở để lựa chọn nguồn sáng vừa đủ cho không gian. Với mục đích đảm bảo chất lượng ánh sáng cho thị lực của người dùng đối với mỗi không gian sử dụng.
- Hiện nay độ rọi tiêu chuẩn được áp dụng trong các công trình chiếu sáng dân dụng như : Nhà ở, trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại,…
- Độ rọi tiêu chuẩn giúp chúng ta kiểm soát được hiệu quả chiếu sáng của đèn, vì vậy chúng ta có thể lựa chọn được nhưng kiểu đèn phù hợp với từng khu vực.
2.2 Độ rọi tiêu chuẩn đối với từng không gian.
Dưới đây là bảng thông số về độ rọi tiêu chuẩn cho công trình dân dụng được Denhoanggia.vn thống kê lại dựa trên tiêu chuẩn chiếu sáng được ban hành bởi:
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 09:2013/BXD.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7114-1:2012.
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 05:2008/BXD.
- Quyết định của Bộ Y tế QĐ/BYT 3733/2002.
Tiêu chuẩn chiếu sáng tự nhiên:
- Đối với ngôi sao: 0,00005 lux
- Đối với Mặt trăng: 1 lux
- Đối với ánh sáng ban ngày có thời tiết đẹp: 400 lux
- Đối với ánh nắng dịu nhẹ của mặt trời: 32.000 lux
- Đối với áng nắng gay gắt của Mặt trời ( buổi trưa): 100.000 lux
Tiêu chuẩn chiếu sáng cho nhà ở:
- Phòng khách: 300 – 500 lux.
- Phòng bếp: 200 – 300 lux.
- Phòng ngủ, phòng tắm: 150-200 lux.
- Hành lang, ban công: 70-100 lux.
Tiêu chuẩn chiếu sáng cho trường học:
- Phòng học: 300 lux.
- Phòng thể chất: 300 lux.
- Phòng thí nghiệm, thực hành: 500 lux.
- Phòng nghỉ giáo viên: 100 lux.
Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7114-1:2008 về các chỉ tiêu & chất lượng ánh sáng.
Tiêu chuẩn chiếu sáng trong bệnh viện:
- Khu vực lễ tân: 200 lux.
- Hành lang lối đi: 200 lux.
- Phòng hội chẩn: 500 lux.
- Phòng mổ: 750 lux.
- Phòng chụp X-quang, siêu âm, CT: 150 lux.
- Phòng xét nghiệm: 300-700 lux.
- Phòng khám nội soi: 300 lux.
Theo tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4470:2012 về Bệnh viện đa khoa. Bạn có thể tham khảo TCVN 4470:2012.để biết thêm thông tin về vấn đề này.
Tiêu chuẩn chiếu sáng cho trung tâm thương mại:
- Quầy thu ngân: 500 lux.
- Cửa hàng thực phẩm: 300 lux.
- Cửa hàng thời trang: 300 lux.
- Hành lang, lối đi: 150 – 200 lux.
- Tầng hầm: 75 lux.
Tiêu chuẩn chiếu sáng cho nhà xưởng:
- Khu dây chuyền sản xuất: 750 lux.
- Khu kiểm tra chất lượng sản phẩm: 500 lux.
- Khu vực gia công chi tiết: 300 lux.
- Không gian chung của nhà xưởng: 200 lux.
2.3. Cách tính tổng công suất đèn cần sử dụng dựa trên độ rọi tiêu chuẩn.
Bạn muốn chiếu sáng một căn phòng nhưng chỉ mới có thông số diện tích phòng nên chưa biết nên mua đèn có công suất bao nhiêu để có thể cung cấp đủ ảnh sáng. Đừng lo, bạn có thể áp dụng công thức dưới đây và thông số về độ rọi tiêu chuẩn với từng không gian Denhoanggia.vn đã cung cấp ở trên để xác định công suất đèn cần sử dụng bạn nhé.
- Tổng công suất bóng cần sử dụng (w) = [Độ rọi tiêu chuẩn (lux) x Diện tích (m2)] / Hiệu suất phát quang (lumen/w)
Sau khi bạn có thông số về tổng công suất, bạn có thể dễ dàng tính được số bóng đèn cần sử dụng
- Số lượng bóng = Tổng công suất bóng (w) / Công suất của 1 bóng đèn
Ví dụ: Bạn muốn chiếu sáng phòng khách với diện tích 40m2, độ rọi tiêu chuẩn phòng khách là 400 lux. Để chiếu sáng phòng khách Denhoanggia.vn tư vấn cho bạn nên sử dụng bóng đèn led để tiết kiệm điện và độ sáng tốt nhất. Đèn led lắp cho phòng khách có hiệu suất quang là 100 lumen/w.
Tổng công suất cần sử dụng = [ 400 (lux) x 40 (m2)] / 100 (lumen/w) = 160w.
Vậy bạn có thể lắp 5 bóng 30w, hay 7 bóng 24w, hoặc 1 bóng 50w và 6 bóng 18w.
3.Phân biệt độ rọi và các giá trị khác.
3.1. Sự khác nhau giữa độ rọi và độ chói.
- Độ chói là năng lượng phát ra từ một nguồn sáng theo hướng nhất định mà mắt thường có thể nhìn thấy được , còn độ rọi thì ngược lại.
- Để hình dung đơn giản nhất về sự khác nhau giữa độ rọi và độ chói, chúng ta sử dụng đèn pin, chiếu ánh sáng xuống mặt bàn, độ rọi là lượng ánh sáng có trên mặt bàn (lumen/m2), còn độ chói là lượng áng sáng trên mặt bàn phản chiếu vào mắt ta.
- Giá trị của độ rọi thay đổi phụ thuộc vào khoảng cách giữa nguồn sáng và bề mặt, còn độ chói thì thay đổi tùy theo mức độ phản xạ ánh sáng của bề mặt.
3.2 Phân biệt độ rọi và quang thông.
-
- Độ rọi và quang thông là 2 chỉ số khác nhau. Độ rọi là đơn vị đo cường độ sáng còn quang thông là đơn vị đo tổng luwojng ánh sáng phát ra.
- Đơn vị của đọ rọi là lux, còn quang thông là lumen.
- Quang thông là tổng năng lượng ánh sáng phát ra trên một nguồn sáng. Tuy nhiên lượng ánh sáng này lại không trải đồng đều trên cùng một bề mặt mà lại phát ra theo mọi hướng. Trong khi đó độ rọi chỉ là một lượng quang thông chiếu trên 1 đơn vị diện tích trên bề mặt nằm trong khoảng không gian đó.
4. Dựa vào độ rọi để xác định loại đèn led cần sử dụng.
4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ rọi của đèn led.
Độ rọi của đèn led ảnh hưởng bởi những yếu tố sau:
- Chip led yếu tố quan trọng nhất đối với đèn led. Chip led của đèn càng cao cấp thì đọ rọi của đèn càng đảm bảo chất luwojng và độ về trong quá trình chiếu sáng
- Cường độ dòng điện, nếu cường độ dòng điện không ổn định sẽ gây ảnh hưởng tưới nguồn sáng làm cho độ rọi của đèn led không chính xác, vì vậy bạn cần phải sử dụng loại nguồn phù hợp với cường độ dòng điện tương ứng.
- Màu ánh sáng của đèn, đèn led có các loại màu sắc ánh sáng khác nhau như trắng, vàng, trung tính, đỏ, xanh lá, xanh dương, tím. Mỗi màu ánh sáng này sẽ có nhiệt độ màu khác nhau, nhiệt độ màu
cao như ánh sáng trắng 6500K sẽ có độ rọi cao hơn ánh sáng vàng 3000K. - Góc chiếu của đèn càng rộng thì độ rọi của đèn càng thấp.
- Khoảng cách giữa nguồn sáng với bề mặt đo càng gần, thì độ rọi của đèn càng cao.
4.2. Tiêu chí chọn đèn led có độ rọi phù hợp.
Để lựa chọn được loại đèn led có độ rọi phù hợp với nhu cầu chiếu sáng, các bạn dựa trên các tiêu chí sau:
- Chọn loại đèn led có chip led cao cấp, nguồn gốc rõ ràng, tránh mua phải loại đèn có chip bị làm nhái, làm giả, trôi nổi trên thị trường gây mất an toàn khi sử dụng.
- Xác định nhu cầu muốn chiếu sáng, nắm rõ các thông số của đèn led như thông số quang thông, công suất, hiệu suất quang,.. để có thể xác định được đèn led đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của mình.
- Tính toán độ rọi phù hợp với không gian mình cần chiếu sáng dựa vào các công thức hoặc thông số về độ rọi tiêu chuẩn mà Denhoanggia.vn đã cung cấp ở trên, đề từ đó dễ dàng hơn trong việc lựa chọn đèn led.
Bài viết trên là toàn bộ thông tin chi tiết về độ rọi, và công thức tính độ rọi nhanh, chính xác nhất. Bạn chỉ cần nắm rõ thông số về độ rọi của đèn sau đó sử dụng công thức của Denhoanggia.vn cung cấp ở trên là có thể dễ dàng xác định số bóng đèn cần sử dụng cũng như lượng ánh sáng phù hợp cho không gian lắp đặt.
Denhoanggia.vn hy vọng đã mang lại những kiến thức bổ ích nhất, phần nào có thể giúp bạn lựa chọn được thiết bị chiếu sáng phù hợp cho không gian của mình. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc điều gì vui lòng lên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí nhé!
- ĐÈN LED HOÀNG GIA
- Trụ sở Hà Nội: 126 Đại Mỗ, Q Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Hotline 1: 0393.392.666 - Zalo 0393.392.666
- Hotline 2: 0916.773.555 - Zalo 0916.773.555
- Email: hkd.hoanggiavn@gmail.com
- Chi nhánh TP HCM: Khu phố 6, Bình Hưng Hòa, Q Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Hotline: 0393.392.666
- Chi nhánh Bình phước: 123, Phan Chu Trinh, Lộc Ninh, Bình Phước. Hotline: 0977 717 966