Chúng ta thường nghe qua tin tức về “Ô nhiễm không khí“, ” Ô nhiễm nguồn nước“,… Tuy nhiên cụm từ “Ô nhiễm ánh sáng” lại khá xa lạ đúng không nào. Chắc hẳn bạn sẽ ngạc nhiên và nghĩ rằng ánh sáng cũng bị ô nhiễm ư? Vậy Ô nhiễm ánh sáng là gì? nguyên nhân, ảnh hưởng và cách khắc phục nó như thế nào? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Định nghĩa về ô nhiễm ánh sáng.

Định nghĩa về ô nhiễm ánh sáng
Định nghĩa về ô nhiễm ánh sáng

Ô nhiễm ánh sáng là hiện tượng ánh sáng (cụ thể là nguồn sáng nhân tạo) trong môi trường sống bị sử dụng, lạm dụng vượt quá mức độ cho phép. Ảnh hưởng đến cuộc sống và tạo cảm giác khó chịu đối với con người và các loại sinh vật sinh sống trong môi trường đó.
Giống như các kiểu ô nhiễm khác, ô nhiễm ánh sáng là một dạng lãng phí năng lượng, có thể gây ra những tác động xấu và làm suy thoái chất lượng môi trường.
Nếu tình trạng ô nhiễm ngày một gia tăng sẽ tạo ra những tác động tiêu cực như sau:

  • Làm mờ tầm nhìn tăng mức tiêu thụ năng lượng.
  • Cản trở nghiên cứu thiên văn.
  • Phá vỡ hệ sinh thái.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự an toàn của con người và sinh vật.

2. Dấu hiệu ô nhiễm ánh sáng.

Hiện nay có rất nhiều dấu hiệu về ô nhiễm ánh sáng, tuy nhiên dưới đây là những dấu hiệu rõ rệt nhất:

2.1 Chiếu sáng quá mức.

Thành phố bị ô nhiễm ánh sáng
Thành phố bị ô nhiễm ánh sáng

Do việc sử dụng lạm dụng quá nhiều thiết bị chiếu sáng. Thử tượng tưởng bạn đi vào những thành phố lớn, xung quanh bạn đều xuất hiện các ánh sáng với mức độ dày đặc từ các biển hiệu quảng cáo, đèn đường, đèn từ các phương tiện giao thông , một số loại đèn có có hiệu ứng nhấp nháy,…. Bạn sẽ cảm thấy rất căng thẳng, và khó chịu mắt đúng không nào. Đấy chính là dấu hiệu đầu tiên cho thấy khu vực này đang bị ô nhiễm ánh sáng.

2.2 Mức độ chói lóa của ánh sáng cao.

Chói lóa là ánh sáng bị phản xạ khỏi các bề mặt xung quanh khiến ánh sáng tán xạ và gây ra các vấn đề về thị lực. Nó gây khó khăn cho chúng ta trong việc tham gia giao thông trên đường, bị đèn pha từ các phương tiện giao thông khác chiếu vào mắt. Điều này làm bạn thật khó chịu. Hoặc ánh sáng chói vào các biển báo, khiến cho bạn không thể biết trên biển báo đang thông báo điều gì…. Đây cũng sinh là một trong những dấu hiệu môi trường đang bị ô nhiễm ánh sáng.

2.3 Ánh sáng phân bố lộn xộn.

Ánh sáng phân bố lộn xộn ở thành phố
Ánh sáng phân bố lộn xộn ở thành phố

Ánh sáng lộn xộn là do con người tạo ra và nó bắt nguồn từ việc thiết kế vị trí kém. Đèn từ các biển hiệu quảng cáo quá sáng hoặc đèn đường có thể tạo ra ánh sáng phản chiếu xuống mặt đường, và phản xạ vào mắt người khiến cản trở tầm nhìn vào ban đêm.

3. Nguyên nhân gây ra.

Có 2 nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm ánh sáng. Đó chính là nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.

3.1 Nguyên nhân chủ quan.

Nguyên nhân chủ quan là do tác đọng trực tiếp từ con người.

Phân bố thiết bị chiếu sáng không hợp lý:

Việc bố trí các biển báo, đèn đường hoặc các thiết bị đèn sai cách sẽ tạo ra ánh sáng chói và sự lộn xộn ánh sáng. Ví dụ như: đèn ngoài trời phát ra ánh sáng hướng lên hoặc sang một bên làm ánh sáng bị tán xạ theo mọi hướng, một phần sẽ phản xạ vào mắt ta gây mất tầm nhìn. Chúng có thể tạo ra ánh sáng chói và sự lộn xộn ánh sáng.

Lạm dụng nguồn sáng nhân tạo:

Lạm dụng nguồn sáng nhân tạo gây ô nhiễm ánh sáng
lam-dung-anh-sang-nhan-tao-gay-o-nhiem-anh-sang

Bạn rời khỏi phòng mà không tắt điện, Đèn trang trí treo ở trước cửa vào những ngày lễ Tết để sáng qua đêm. Một số khu vực không cần thiết phải sáng đèn vào ban đêm nhưng vẫn không sử dụng đèn, biển quảng cáo của các cửa hàng lớn vẫn để đèn qua đêm mặc dù không sử dụng tới,…. Tất cả những điều kể trên đều chính là hành động lạm dụng nguồn sáng nhân tạo. Chính vì vậy, ở một số thành phố lớn, mặc dù đêm đã muộn nhưng không gian vẫn rất sáng, điều này sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của người dân trong khu vực này.

Bên cạnh nguyên nhân chủ quan là những nguyên nhân khách quan. Nguyên nhân này là do yếu tố môi trường, hoặc đặc thù riêng của môi trường đó gián tiếp gây ra.

3.2 Nguyên nhân khách quan.

Dân số quá đông:

Quá nhiều cơ sở kinh doanh hoặc quá nhiều khu dân cư tập trung tại một khu vực có thể gây ra ô nhiễm ánh sáng.

Khu vực trung tâm thành phố:

Vì các khu vực trung tâm thành phố có các tòa nhà chọc trời thường được chiếu sáng khá nhiều nên chúng phát ra một lượng ánh sáng rất lớn. Vì nhiều đèn chiếu sáng 24/7 để phục vụ giao thông cũng như cho mục đích thương mại nên chúng góp phần gây ô nhiễm ánh sáng một cách đáng kể.

Sương mù và mây:

Sương mù và mây có thể phản chiếu ánh sáng phát ra từ các thành phố do đó làm cho môi trường xung quanh trông sáng hơn nhiều, gây ô nhiễm ánh sáng.

Đèn ô tô và các phương tiện cơ giới khác:

Ô tô và các phương tiện khác góp phần gây ra vấn đề ô nhiễm ánh sáng, đặc biệt là vào ban đêm. Nơi người dân sống trong thành phố có mật độ giao thông cao, giấc ngủ của người dân có thể bị ảnh hưởng xấu bởi ánh đèn ô tô.

Đèn đường, ánh sáng từ nhà và đèn gara:

Đèn đường được xây quá gần nhà cũng gây ô nhiễm ánh sáng. Do quy hoạch đường phố kém, điều này có thể ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ của mọi người.

Đèn gara cũng góp phần gây ô nhiễm ánh sáng, chiếu tới những ngôi nhà gần đó và ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt vào ban đêm.

Chiếu sáng ban đêm: 

Đèn từ các biển hiệu trung tâm thành phố góp phần gây ô nhiễm ánh sáng
Đèn từ các biển hiệu trung tâm thành phố góp phần gây ô nhiễm ánh sáng

Tất cả các loại ánh sáng ban đêm đều có thể ảnh hưởng xấu đến con người và do đó gây ô nhiễm ánh sáng. Một ví dụ điển hình là những không gian quảng cáo được chiếu sáng vào ban đêm có thể gây ô nhiễm ánh sáng cho những ngôi nhà xung quanh.

4. Ảnh hưởng của ô nhiễm ánh sáng.

Ô nhiễm ánh sáng ảnh hưởng đến đời sống con người và các sinh vật
Ô nhiễm ánh sáng ảnh hưởng đến đời sống con người và các sinh vật

Nhắc tới ô nhiễm, chắc chắn là sẽ có sự ảnh hưởng nhất định. Ô nhiễm ánh sáng cung không ngoại lệ, nó ảnh hưởng nặng nề tới sinh hoạt của con người, sinh vật sống, môi trường và hệ sinh thái của trái đất.

4.1 Ảnh hưởng đến con người.

Nó ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và làm suy giảm chất lượng sống của con người. Do ánh sáng mật đô cao xuất hiện vào buổi tối.

Theo nghiên cứu của WHO, ô nhiễm ánh sáng làm cho con người gia tăng nguy cơ bị các bệnh sau:

  • Rối loạn giấc ngủ.
  • Căng thẳng, stress.
  • Mất tập trung.
  • Bệnh về mắt.
  • Các bệnh về tim mạch
  • Ung thư.

Bên cạnh đó, nó còn góp phần gia tăng tai nan giao thông. Quá nhiều ánh sáng bị chói dội ngược vào mắt do ô nhiễm ánh sáng gây nguy hiểm khi tham gia giao thông. Nếu tầm nhìn của người lái xe bị ảnh hưởng xấu, do tình trạng này thì khả năng xảy ra tai nạn có thể tăng lên.

Ô nhiễm ánh sáng thậm chí còn làm tăng mối nguy hiểm cho con người vì nó có thể cản trở các hệ thống định vị quan trọng của tàu hỏa, máy bay và các phương tiện khác.

4.2 Ảnh hưởng đến các loại sinh vật.

Do phần lớn động vật hoạt động về đêm. Khi ánh sáng bị thay đổi, mất cân bằng giữa chu kỳ ngày và đêm. Khiến cho các loài sinh vật, động vật không biết phân biệt đâu là ban ngày và đâu là thời điểm thích hợp để nó hoạt động. Vì vậy, các loại động vật này sẽ rất nhạy cảm, và có phản ứng mạnh mẽ khi gặp con người. Bên cạnh đó,  ánh sáng ô nhiễm còn ảnh hưởng đến sinh hoạt và khả năng giao phối của nó. Do đó, một số loài động vật hoang dã đang dần bị tuyệt chủng. Điều này làm phá vỡ và mất cân bằng hệ sinh thái của sinh vật trong tự nhiên.

4.3 Ảnh hưởng đến Trái đất và Hệ sinh thái

Đã bao nhiêu lâu bạn không còn nhìn thấy một bầu trời đầy sao? Ngày nay với sự phát triển của sáng nguồn sáng nhân tạo. Bầu trời đêm đang dần mất đi vẻ đẹp huyền bí của nó. Một lượng lớn ánh sáng từ bóng đèn đã chiếu hắt lên khoảng không gian phía trên, khiến cho nó bị thay đổi theo màu ánh sáng của bóng đèn và không còn giữ nguyên màu sắc tự nhiên nữa.

4.4 Góp phần làm ô nhiễm không khí.

Một số loại bóng đèn thế hệ cũ như đèn huỳnh quang, khi phát sáng sẽ tạo ra một lượng nhỏ tia UV. Bạn thử tưởng tượng xem, với một số lượng lớn bóng đèn huỳnh quang thì sẽ phát ra bao nhiêu tia UV trong không khí. Bên cạnh đó, việc chiếu sáng vào ban đêm sử dụng một lượng điện rất lớn, điều này dẫn đến lượng khí CO2 và các loại khí độc hại khác thải ra môi trường rất cao.

4.5 Lãng phí tài nguyên.

Việc sử dụng quá nhiều ánh sáng đồng nghĩa với việc phải sử dụng nhiều nhiên liệu . Ví dụ, đèn cần có nguồn điện để chiếu sáng. Để sản xuất điện, một lượng lớn than được sử dụng trong các quy trình công nghiệp. Điều này có nghĩa là chúng ta cũng đang gián tiếp góp phần làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên  như than đá, nhiên liệu hóa thạch,…

5. Các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm ánh sáng.

Để làm giảm thiếu tình trạng ô nhiễm môi trường, chúng ta cần sử dụng những biện pháp sau:

5.1 Tắt đèn khi không sử dụng.

Tắt đèn khi không sử dụng để hạn chế ô nhiễm ánh sáng
Tắt đèn khi không sử dụng để hạn chế ô nhiễm ánh sáng

Điều này giúp hạn chế ô nghiễm không khí và giảm thiểu chi phi tiền điện.
Chỉ sử dụng ánh sáng khi cần thiết, tránh lạm dụng và lãng phí ánh sáng nhân tạo.

5.2 Hướng góc sáng của đèn xuống dưới.

Khi tham gia giao thông, hay sử dụng các loại đèn pin, đèn pha bạn hãy ướng ánh sáng của đèn xuống dưới, hạn chế chiếu ánh sáng ngược lên trên. Tuy ánh sáng phát ra rất nhỏ, nhưng nếu ở thành phố với mật độ cư dân đông đúc thì lúc này tổng lượng ánh sáng chiếu lên trên sẽ góp phần gây ô nhiễm ánh sáng.

Khi ánh sáng hướng lên trên, nó góp phần trực tiếp tạo ra ánh sáng bầu trời nhân tạo – ánh sáng mà bạn nhìn thấy trên các khu vực đô thị dày đặc. Ánh sáng bầu trời này tràn sang các khu vực lân cận và cũng có thể phá vỡ môi trường sống của sinh vật. Bạn có thể lắp tấm chắn sáng cho hệ thống chiếu sáng ngoài trời để giúp hướng ánh sáng xuống một khu vực cụ thể.

5.3 Thích nghi với ánh sáng tự nhiên vào ban đêm.

Hãy để mắt của bạn thích nghi với ánh sáng dịu nhẹ của tự nhiên.Đôi khi chúng ta đã quen với việc  sử dụng đèn điện sau khi mặt trời lặn. Nhưng thật ngạc nhiên khi biết rằng mắt chúng ta có thể điều chỉnh khá tốt trong điều kiện không có ánh sáng hoặc ánh sáng yếu nếu chúng ta dành cho nó một vài phút.

5.4 Sử dụng thiết bị đèn đảm bảo.

Sử dụng thiết bị chiếu sáng phù hợp, vừa đảm bảo độ sáng mà không phát ra tia UV và hạn chế độ chói.

Hiện nay, có rất nhiều thiết bị chiếu sáng. Tuy nhiên, Denhoanggia.vn khuyên bạn nên sử dụng đèn led. Bởi vì nó có những ưu điểm sau đây:

  • Giảm thiếu độ chói khi sử dụng, một số loại đèn led có chức năng tự điều chỉnh cường độ sáng giúp phù hợp với nhu cầu của người dùng. Giúp giảm mức chiếu sáng trung bình và tiết kiệm nhiều năng lượng hơn.
  • Thay đổi các thiết bị chiếu sáng cũ sang sử dụng đèn LED cho phép giảm độ sáng mà không ảnh hưởng đến tầm nhìn.
  • Đèn led đa dạng màu sắc của ánh sáng. Vì vậy bạn có thể sự dụng màu ánh sáng ấm của đèn led vào buổi tối thay vì ánh sáng trắng xanh, điều này cũng hạn chế việc ô nhiễm ánh sáng.

Bạn có thể tham khảo thêm về Màu sắc ánh sáng của đèn led tại đây.

Ánh sáng nhân tạo có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống. Tuy nhiên, việc lạm dụng ánh sáng và phương pháp lắp đặt sai cách góp phần làm nguy cơ ô nhiễm ánh sáng ngày một gia tăng. Nó ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống con người và các loại sinh vật. Do đó cần phải hạn chế và đẩy lùi tình trạng ô nhiễm ánh sáng, để mang lại vẻ đẹp vố có cho bầu trời về đêm.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có cách nhìn tổng quan về Ô nhiễm ánh sáng. Nếu còn thắc mắc điều gì, mời bạn để lại câu hỏi ở phần bình luận. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu các loại bóng đèn led đảm bảo chất lượng và không gây ảnh hưởng tới việc ô nhiễm ánh sáng thì hãy liên hệ tới Denhoanggia.vn nhé. Chúng tôi rất rất mong chờ phản hồi từ bạn.

Trả lời