Độ đồng đều là thuật ngữ khá quen thuộc đối với lĩnh vực chiếu sáng. Tuy nhiên, đối với người tiêu dùng, chúng ta vẫn chưa hiểu rõ về khái niệm, cũng như ý nghĩa về nó. Hãy cùng Denhoanggia.vn cùng tìm hiểu Độ đồng đều là gì? Công thức tính và ý nghĩa của thuật ngữ này qua bài viết dưới đây.

1. Độ đồng đều là gì?

Độ đồng đều là gì?
Độ đồng đều là gì?

1.1 Khái niệm độ đồng đều trong chiếu sáng.

Độ đồng đều là sự phân bố ánh sáng đều nhau trong một không gian chiếu sáng. Được xác định bằng tỷ số giữa giá trị tối thiểu và giá trị cực đại của độ rọi.
Đối với nguồn ánh sáng nhân tạo hay nguồn ánh sáng tự nhiên, đền phải có sự đồng đều về ánh sáng đối với không gian sử dụng.

1.2 Hệ số đồng đều.

Độ đồng đều ký hiệu là U (Uniformity)
Hệ số đồng đều thể hiện cường độ ánh sáng trong một khu vực nhất định. Trong quá trình nghiên cứu của mình, Denhoanggia.vn nhận ra rằng, ánh sáng văn phòng phải ở mức tối thiểu là 400 lux để dễ dàng làm việc.
Đối với các khu vực chiếu sáng để mắt có thể nhìn thấy được sẽ cần hệ số xấp xỉ bằng 0,5. Hầu hết các công việc đòi hỏi nhiệm vụ tập trung cao yêu cầu hệ số đồng đều khoảng 0,6. Trong khi đó, đối với các công việc cần sự tỉ mỉ yêu cầu hệ số ít nhất là 0,7.

1.3 Độ đồng đều cho biết điều gì?

  • Ánh sáng rất quan trọng đối với cuộc sống, vì vậy độ đồng đều có vai trò trong việc đảm bảo ánh sáng thích hợp trong không gian.
  • Nó giúp chúng ta cải thiện tầm nhìn và cho ta nhìn rõ mọi vật trong không gian chiếu sáng.
  • Nếu không có độ đồng đều, con người rất dễ bị ngã, hoặc xảy ra tai nạn.

1.4 Độ đồng đều kém ảnh hưởng như thế nào?

Trong lĩnh vực chiếu sáng đặc biệt là xác định, bày trí ánh sáng, độ đồng đều có vai trò rất quan trọng.
Khi độ đồng đều của ánh sáng trong nhà hoặc ngoài trời thấp, điều đó làm cho chúng ta bị ảnh hưởng tới chất lượng. Ví dụ như:

  • Bị các bệnh lý về mặt như cận thị, mỏi mắt, viêm giác mạc do mắt bị điều tiết thường xuyên trong môi trường chiếu sáng không ổn định.
  • Mất tập trung trong làm việc, giảm năng suất lao động, nguy hiểm hơn là xảy ra tai nạn lao động
  • Có nguy có gia tăng tai nạn giao thông nếu đèn đường sáng không đồng đều gây mất tầm nhìn cho người tham gia giao thông
  • Mất thẩm mĩ không gian chiếu sáng, do ánh sáng không có sự đồng nhất.

2. Cách tính độ đồng đều trong chiếu sáng.

2.1 Công thức đo độ đồng đều.

Độ đồng đều là tỷ lệ giữa độ rọi cực đại và độ rọi tối thiểu. Giá trị này được tính theo công thức dưới đây:

  • Độ đồng đều = Độ rọi tối thiểu (lux) / Đọ rọi cực đại (lux)

Ví dụ: Đối với văn phòng làm việc, độ rọi lớn nhất là 500 lux và độ rọi tối thiệu là 300 lux. Vậy độ đồng đều của văn phòng làm việc này = (300/500) = 0,6. Giá trị này hoàn toàn phù hợp cho những công việc văn phòng đòi hỏi sự tập trung khi làm việc.

2.2 Độ đồng đều ánh sáng tiêu chuẩn

Denhoanggia.vn đã thống kê các giá trị về độ đồng đều tiêu chuẩn dựa trên các nguồn tin uy tín như: “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Việt Nam QCVN 09:2013/BXD”, “ Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 05:2008/BXD”
Tiêu chuẩn đối với nhà ở:

Phân bố đèn có độ đồng đều giúp phòng khách đảm bảo ánh sáng và có độ thẩm mỹ cao.
Phân bố đèn có độ đồng đều giúp phòng khách đảm bảo ánh sáng và có độ thẩm mỹ cao.
  • Phòng khách: 0,7
  • Phòng ngủ: 0,7
  • Phòng bếp: 0,7
  • Hành lang: 0,5
  • Ban công: 0,5

Tiêu chuẩn đối trường học:

  • Lớp học: 0.7
  • Phòng học thể dục: 0,7
  • Phòng học thí nghiệm: 0,7

Tiêu chuẩn chiếu sáng đường phố:

Lắp đèn đường có ánh sáng và khoảng cách đồng đều nhau để có chất lượng ánh sáng tốt.
Lắp đèn đường có ánh sáng và khoảng cách đồng đều nhau để có chất lượng ánh sáng tốt.
  • Đường cao tốc: 0,4
  • Đường trong nội thành, thị xã: 0,4
  • Đường đi qua khu đông dân cư: 0,4
  • Đường trong các khu chung cư: 0,4

Tiêu chuẩn đối với bệnh viện:

  • Phòng khám đa khoa: 0,7
  • Phòng phẫu thuật: 0,7
  • Phòng chẩn đoán: 0,7
  • Phòng làm việc của bác sỹ: 0,7
  • Công nghiệp và thương mại
  • Sân thể thao: 0,5 – 0,7
  • Bãi đậu xe: 0,4 – 0,5
  • Kho xưởng: 0,5 – 0,7
  • Trung tâm thương mại: 0,5 – 0,7
  • Sân bay: 0,4 – 0,5

2.3 Thiết bị đo độ đồng đều

Các chỉ số khác đều có thiết bị đo riêng. Tuy nhiên, độ đồng đều đều lại không có thiết bị nào để đo trực tiếp. Vì độ đồng đều phụ thuộc vào chỉ số của độ rọi tối thiểu và độ rọi tối đa. Cho nên chúng ta có thể đo gián tiếp như sau:

  • Sử dụng thiết bị đo độ rọi để xác định độ rọi tối thiểu và độ rọi tối đa.
  • Áp dụng công thức tính độ đồng đều Denhoanggia.vn đã nêu ở mục 2.1

Với 2 bước trên, bạn đã có thể tính toán giá trị độ đồng đều nhờ thiết bị đo độ rọi một cách nhanh chóng.

3. Độ đồng đều của đèn Led.

3.1 Mức độ phổ biến của đèn led hiện nay.

Đèn led được ưa chuộng vì ánh sáng có độ đồng đều cao và tiết kiệm điện.
Đèn led được ưa chuộng vì ánh sáng có độ đồng đều cao và tiết kiệm điện.

Hiện nay, xu thế sử dụng đèn led ngày càng tăng vì những ưu điểm vượt trội của nó mang lại sự tối ưu cho người dùng.

Với thiết kế hiện đại, sử dụng Chip led công nghệ mới là một bước ngoặt lớn trong cấu tạo đèn led.

Chip led là bộ phận quan trọng cính của đèn led. Nhờ có nó mà đèn led có những ưu điểm sau:

  • Chất lượng ánh sáng tốt hơn so với những loại đèn bóng đèn thế hệ cũ: đèn huỳnh quang, đèn sợi đốt.
  • Tiết kiệm điện năng.
  • Tuổi thọ cao lên tới 40.000 giờ.
  • Quá trình tắt bật nhanh chóng mà không làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của bóng. Ví dụ: đối với đèn huỳnh quang khi bạn muốn bật đèn thì mất thời gian 4-5s để khởi động, đèn nhấp nháy sáng sau đó mới sang hoàn toàn. Điều này làm cho đèn thế hệ cũ nhanh bị hỏng, nhưng đối với đè led có chip led hiện đại thì hoàn toàn ngược lại.

3.2 Lợi ích của sự đồng đều đối với chiếu sáng của đèn led.

Độ đồng đều của đèn led thể hiện mức độ phân bố ánh sáng của nó trong khu vực chiếu sáng. Khi ánh sáng không đồng đều, nó gây ra bất tiện và khó chịu cho người dùng.
Ánh sáng đồng đều của đèn led mang lại cho không gian sự cân bằng và hài hòa về ánh sáng, làm tăng tính thẩm mĩ cho khu vực mà đèn led chiếu sáng.

3.3 Cách để có độ đồng đều phù hợp.

  • Chọn loại đèn led có chip led cao cấp để có chất lượng ánh sáng tốt.
  • Lựa chọn đèn led phát ra ánh sáng trên góc rộng, để lượng ánh sáng trải đều và tạo ra sự đồng đều
  • Tính toán đươc độ đồng đều tiêu chuẩn để xác định được số bóng cần lắp đặt.
  • Xem xét cách bố trí vật thể trong không gian chiếu sáng và khoảng cách từ nguồn sáng đến bề mặt để có ánh sáng đồng đều.

4. Kết luận.

Hy vọng qua bài biết này, bạn có thể nắm rõ kiến thức, ý nghĩa và công thức tính của độ dồng đều. Chúng tôi hy vọng bạn có thể áp dụng được những kiến thức này vào thực tế, để có thể thiết kế, lắp đặt đèn led đáp ứng đủ tiêu chuẩn về độ đồng đều. Mang lại cho không gian sự thẩm mĩ, và có độ sáng phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm thề cách thiết kế, lắp đặt hoặc đèn led có độ đồng đều cao thì hãy liên hệ ngang tới Denhoanggia.vn nhé, chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

  • ĐÈN LED HOÀNG GIA
  • Trụ sở Hà Nội: 126 Đại Mỗ, Q Nam Từ Liêm, Hà Nội.
  • Hotline 1: 0393.392.666 - Zalo 0393.392.666
  • Hotline 2: 0916.773.555 - Zalo 0916.773.555
  • Email: hkd.hoanggiavn@gmail.com

  • Chi nhánh TP HCM: Khu phố 6, Bình Hưng Hòa, Q Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Hotline: 0393.392.666
  • Chi nhánh Bình phước: 123, Phan Chu Trinh, Lộc Ninh, Bình Phước. Hotline: 0977 717 966

Để lại một bình luận