Đèn nấm sân vườn là những mẫu đèn trụ tầm thấp với các kích thước dưới 1 mét. Loại đèn này hiện được sử dụng rất nhiều trong trang trí và chiếu sáng cảnh quan sân vườn. Có rất nhiều khu vực và vị trí khác nhau mà các bạn nên bố trí lắp đèn nấm sân vườn. Và tùy theo phong cách kiến trúc hoặc đặc điểm riêng của từng khu vực sẽ có những mẫu đèn nấm sân vườn đẹp, thích hợp riêng.
Trong nội dung bài viết này, hãy cùng Đèn Hoàng Gia tìm hiểu chi tiết về các vị trí lắp đèn nấm sân vườn thích hợp. Và tìm hiểu một số lưu ý khi lựa chọn đèn nấm trang trí cho sân vườn nhé!
1. Một số loại đèn nấm sân vườn phổ biến
Đèn nấm sân vườn hiện nay có khá nhiều loại khác nhau. Để lựa chọn được loại đèn nấm thích hợp cho các vị trí khác nhau thì việc tìm hiểu về phân loại và mẫu mã của sản phẩm là cần thiết. Dưới đây là một số thông tin quan trong bạn nên tìm hiểu:
1.1. Phong cách thiết kế của đèn nấm sân vườn
Đèn nấm sân vườn hiện có 2 phong cách thiết kế phổ biến. Đó là đèn nấm hiện đại và đèn nấm cổ điển.
- Đèn nấm hiện đại: Đây là những mẫu đèn có thiết kế tối giản hình trụ đứng. Sử dụng công nghệ LED chiếu sáng hiện đại mang tới độ bền dài lâu. Đèn nấm hiện đại có rất nhiều mẫu mã thiết kế phong phú, đa dạng, có tính thẩm mỹ cao. Nhiều mẫu đèn còn được thiết kế mang lại hiệu ứng chiếu sáng ân tượng, có tính nghệ thuật mới lại, độc đáo.
- Đèn nấm cổ điển: Đây là mẫu đèn có phong cách thiết kế dựa trên nối kiến trúc cổ điển. Đèn thường bao gồm trụ đèn bên dưới và phần hộp đèn sân vườn phía trên. Các mẫu hộp đèn được thiết kế với đường nét hoa văn mang phong cách cổ điển. Góp phần tạo nên vẻ đẹp sang trọng nhưng cũng không kém phần hiện đại cho sản phẩm.
Nên lựa chọn đèn nấm hiện đại hay đèn nấm cổ điển còn phụ thuộc vào phong cách thiết kế kiến trúc của từng công trình. Tuy nhiên phần lớn với những sân vườn biệt thự, villa, resort có lối kiến trúc cổ điển sẽ không thể bỏ qua những mẫu đèn nấm sân vườn cổ điển. Còn đèn nấm hiện đại thì có tính ứng dụng cao hơn. Nó phù hợp với hầu hết các không gian sân vườn ngoài trời khác nhau.
Xem thêm: 100+ mẫu đèn nấm sân vườn cổ điển và hiện đại đẹp nhất
1.2. Điện áp sử dụng của đèn nấm sân vườn
Các loại đèn nấm sân vườn thông thường sẽ sử dụng điện áp dân dụng 220V để chiếu sáng. Tuy nhiên với một số mẫu đèn bạn cũng có thể yêu cầu điện áp 12 – 24V để đảm bảo an toàn cho công trình của mình. Đèn phù hợp khi lắp tại các vị trí có tiếp xúc với nước. Như gần hồ bơi, hồ cá… Khi sử dụng đèn sân vườn có điện áp 12-24V nói chung hãy lưu ý về nguồn điện áp đầu vào của sản phẩm. Bạn cần thiết sử dụng tới bộ nguồn hạ áp đèn led để chuyển đổi dòng điện dân dụng 220V xuống còn 12-24V tương thích với đầu vào của sản phẩm.
Ngoài ra, đèn nấm sân vườn còn có thêm dòng sản phẩm sử dụng nguồn điện từ năng lượng mặt trời. Gọi là đèn trụ sân vườn năng lượng mặt trời. Loại đèn này có rất nhiều ưu điểm vượt trội vì vậy đang được khá nhiều khách hàng quan tâm.
- Đèn sử dụng hoàn toàn nguồn điện năng được chuyển hóa từ năng lượng mặt trời
- Có chế độ tự động bật tắt tiện lợi
- Mẫu mã đa dạng, hiện đại
- Có thể lắp tại nhiều vị trí khác nhau mà không cần dòng dây điện phức tạp
Tóm lại, về phần điện áp các bạn có thể lựa chọn 3 loại sản phẩm như sau:
- Đèn nấm điện áp 220V: điện dân dụng phổ thông
- Đèn nấm điện áp 12-24V: điện áp thấp an toàn chống giật nhưng cần chú ý điện áp đầu vào
- Đèn nấm năng lượng mặt trời: Tiết kiện chi phí tiền điện hàng tháng
1.3. Nguồn ánh sáng của đèn nấm sân vườn
Đèn nấm sân vườn có thể được cấu tạo với chip led tích hợp sẵn trong thân đèn. Hoặc sử dụng bóng led rời với đui đèn tiêu chuẩn E27. Có lẽ ai cũng muốn sử dụng loại đèn có bóng rời để dễ dàng thay thế và bảo trì khi cần thiết. Tuy nhiên không phải mẫu đèn nào cũng thích hợp với cấu tạo là bóng led rời.
Mặt khác, với công nghệ LED tiên tiến hiện đại ngày này. Có rất nhiều loại chip led chất lượng cao đem tới tuổi thọ bền lâu lên tới 40.000 giờ – 50.000 giờ – 60.000 giờ. Vì vậy các bạn hoàn toàn có thể yên tâm lựa chọn ngay cả những mẫu đèn có tích hợp sẵn chip led để sử dụng nhé. Chỉ cần lưu ý lựa chọn các dòng sản phẩm được cấu tạo với chip led của các thương hiệu uy tín chất lượng cao. Tuyệt đối không nên mua các sản phẩm đèn nấm giá rẻ mà không có hiểu biết chi tiết về chúng. Một số thương hiệu chip led uy tín mà các bạn có thể tham khảo như Bridgelux, Cree, Philips,…
Bên cạnh đó, đối với các loại đèn nấm sử dụng bóng led rời, khi lựa chọn bóng led thay thế các bạn cũng nên lưu ý lựa chọn bóng led cao cấp của các thương hiệu uy tín để đem lại tuổi thọ bền lâu nhất. Công suất đèn cũng nên chú ý để phù hợp với nhu cầu sử dụng của vị trí lắp đặt.
2. Các vị trí nên lắp đèn nấm sân vườn
Đèn nấm sân vườn có thể được đặt ở lối vào, dọc lối đi. Hoặc các vị trí điểm nhấn của sân vườn. Việc xem xét cẩn thận vị trí có thể giúp tạo ra một không gian chiếu sáng hài hòa và dễ tiếp cận. Dưới đây là một số vị trí lắp đèn nấm sân vườn cụ thể mà các bạn có thể xem xét để áp dụng với sân vườn của mình.
2.1. Lắp đèn nấm sân vườn gần lối ra vào
Đây là vị trí cần thiết lắp đèn chiếu sáng. Bạn có thể lắp một chiếc đèn trụ cổng, một chiếc đèn tường nhưng cũng có thể sử dụng đèn nấm sân vườn để không gian ngoại thất trở nên sang trọng hiện đại hơn. Ngoài ra, đèn nấm sân vườn cũng được lắp tại vị trí sát mặt đất sẽ đem lại hiệu quả chiếu sáng đường đi tốt hơn. Ở các vị trí lối ra vào đây là điều cần thiết giúp mọi người di chuyển một cách dễ dàng nhất.
2.2. Lắp đèn nấm sân vườn dọc lối đi sân vườn
Sử đụng đèn nấm để lắp cho khu vực lối đi sân vườn là một trong những ứng dụng phổ biến nhất hiện nay. Đèn có thể được lắp 1 bên lối đi hoặc cả 2 bên lối đi giúp chiếu sáng và trang trí hiệu quả. Giúp không gian ngoài trời trở lên ấn tượng hơn. Các loại đèn nấm sân vườn chiếu sáng lối đi thường được bố trí với khoảng cách từ 2 – 3 mét. Chiều cao đèn phổ biến là 40 – 60cm. Không nên lắp đèn cao quá tầm mắt người nhìn sẽ gây ra cảm giác khó chịu mà không đẹp.
Bên cạnh đó, đối với khu vực lối đi sân vườn xu hướng lắp những mẫu đèn trụ nấm hiện đại có thiết kế ánh sáng mang tính nghệ thuật đang được rất nhiều khách hàng quan tâm. Các bạn có thể tham khảo một số mẫu đèn dưới đây để thấy rõ hơn tính nghệ thuật trong chiếu sáng của đèn nấm sân vườn.
2.3. Lắp đèn nấm sân vườn bên hồ cá koi
Khi nghĩ tới hồ cá koi, người ta thường nhắc nhiều tới các loại đèn led âm nước. Tuy nhiên, ngoài đèn chiếu sáng dưới nước thì không gian cảnh quan bên trên hồ cá cũng nên được chú trọng tới vấn đề chiếu sáng. Các bạn có thể lắp thêm các loại đèn trụ nấm sân vườn để trang trí và tạo điểm nhấn cho không gian ven hồ cá koi. Đó có thể là vị trí gần phiến đá, gần cây cầu hoặc một vị trí điểm nhấn thích hợp nào đó. Đèn nấm trang trí hồ cá Koi nên lựa chọn những mẫu đèn có chiều cao vừa phải. Không cần quá cao. Một số mẫu đèn trụ đá sân vườn cũng là gợi ý tuyệt vời để các bạn trang trí không gian ngoại thất nơi đây.
Khi lắp đèn nấm sân vườn tại khu vực hồ cá Koi các bạn nên lưu ý về tính an toàn chống giật nhé. Vì đây là sản phẩm sử dụng điện. Nên lựa chọn đèn nấm sân vườn điện áp 12-24V nếu cần thiết. Hoặc sử dụng đèn nấm năng lượng mặt trời để yên tâm không lo hở điện gây nguy hiểm.
2.4. Lắp đèn nấm sân vườn bên hồ bơi
Hồ bơi cũng là một ứng dụng ngoài trời được rất nhiều công trình đầu tư về vấn đề chiếu sáng. Và ngoài hệ thống đèn led âm nước chiếu sáng hồ bơi thì trên khu vực lối đi quanh hồ bơi cũng có thể được trang bị thêm những chiếc đèn nấm sân vườn. Giúp tô điểm, làm đẹp không gian, tăng cường chiếu sáng. Và giúp đảm bảo an toàn cho mọi người khi vui chơi, thư giãn gần hồ bơi vào buổi tối.
Khi lựa chọn đèn nấm sân vườn lắp trên bờ hồ bơi, nên lựa chọn những mẫu đèn có chiều cao vừa phải. Những mẫu đèn nấm sân vườn có trụ thấp, kích thước 20 – 30cm được xem là hợp lý. Và cũng như ứng dụng hồ cá koi, các bạn nên chú ý tới tính an toàn khi thi công lắp đặt đèn. Nên chọn đèn sử dụng điện áp 12-24V hoặc đèn sử dụng điện năng lượng mặt trời để đảm bảo an toàn nhất. Vì đây là khu vực có người qua lại nhiều. Cần chấp hành nghiêm ngặt các vấn đề an toàn tuyệt đối về điện.
2.5. Lắp đèn nấm sân vườn tại khu vực điểm nhấn
Trong không gian sân vườn có rất nhiều vị trí có thể lắp đèn nấm sân vườn. Nó đơn giản là một vị trí đặc biệt muốn tạo điểm nhấn để không gian thêm ấn tượng hơn. Ví dụ như một bụi cây cảnh, một phiến đá,… Hãy quan sát không gian sân vườn thật kỹ để lựa chọn được những vị trí thích hợp lắp đèn nấm sân vườn.
3. Một số kinh nghiệm lựa chọn đèn nấm sân vườn tốt và phù hợp
Với mỗi vị trí khác nhau các bạn nên tìm hiểu chi tiết và lựa chọn cho công trình của mình những loại đèn phù hợp. Như vậy mới có thể mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ và tính năng sử dụng tốt nhất. Dưới đây là một số kinh nghiệm lựa chọn đèn nấm sân vườn mà các bạn có thể tham khảo để có cho mình sự lựa chọn phù hợp.
- Đèn nấm sân vườn đa phần được thiết kế sử dụng điện áp dân dụng 220V. Nó giúp cho việc lắp đặt tiện lợi nhất. Tuy nhiên với một số vị trí lắp đặt đặc biệt hãy lưu ý về tính an toàn của ứng dụng. Ví dụ như khu vực ven hồ bơi có nước hoặc bên cạnh hồ cá koi. Nếu các bạn có nhu cầu lắp đèn nấm sân vườn cho các vị trí này. Hãy tham khảo giải pháp an toàn chống giật với các sản phẩm đèn nấm sân vườn điện áp 12-24V.
- Với các vị trí lắp đèn nấm sân vườn ngoài trời không có sẵn điện lưới. Các bạn có thể tham khảo dòng sản phẩm đèn nấm sử dụng điện năng lượng mặt trời.
- Lựa chọn đèn có công suất phù hợp với tính năng sử dụng và vị trí lắp đặt.
- Lựa chọn đèn nấm sân vườn chất lượng tốt, độ bền cao nên chú ý tới chất liệu cấu tạo của đèn. Nên lựa chọn các sản phẩm có cấu tạo với chất liệu có khả năng chống oxy hóa tốt khi lắp đặt ngoài trời. Đồng thời chịu được nước khi trời mưa. Tiêu chuẩn IP65 sẽ là một trong những tiêu chí mà các bạn có thể căn cứ để lựa chọn sản phẩm.
- Đối với những sản phẩm đèn nấm sân vườn sử dụng chip led tích hợp sẵn. Hãy chú ý lựa chọn thương hiệu chip led uy tín như Cree, Bridgelux, Philips,…
4. Cách lắp đặt đèn nấm sân vườn
Có rất nhiều vị trí lắp đèn nấm sân vườn khác nhau. Tuy nhiên việc thi công lắp đèn cố định thì không quá khác biệt. Để hoàn thiện công trình thi công lắp đèn nấm trang trí sân vườn, các bạn có thể áp dụng các bước hướng đẫn dưới đây của chúng tôi.
- Bước 1: Xác định vị trí lắp đặt và khoảng cách lắp đèn.
- Bước 2: Tạo lỗ khoét ở bề mặt cần lắp đèn.
- Bước 3: Đặt chân đèn nấm sân vườn vào lỗ khoét.
- Bước 4: Đào rãnh để chôn dây điện đảm bảo an toàn cho người dùng. Nên chôn sây điện sâu từ 7 – 10cm.
- Bước 5: Ngắt nguồn điện tổng và đấu nối dây điện của đèn với dây điện tổng. Với đèn sử dụng điện áp 12-24V nên chú ý cung cấp đúng nguồn điện yêu cầu bằng cách sử dụng bộ chuyền nguồn điện cho đèn led.
- Bước 6: Bật điểm và kiểm tra ánh sáng đèn sau khi lắp.
- Bước 7: Khi đèn đã được đấu điện thành công thì tiếp tục công việc cố định chân đèn bằng ốc vít và nên gia cố chân đèn chắc chắn bằng đất hoặc đổ bê tông.
Thông tin liên hệ tư vấn – đặt hàng:
- ĐÈN LED HOÀNG GIA
- Trụ sở Hà Nội: 126 Đại Mỗ, Q Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Hotline 1: 0393.392.666 - Zalo 0393.392.666
- Hotline 2: 0916.773.555 - Zalo 0916.773.555
- Email: hkd.hoanggiavn@gmail.com
- Chi nhánh TP HCM: Khu phố 6, Bình Hưng Hòa, Q Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Hotline: 0393.392.666
- Chi nhánh Bình phước: 123, Phan Chu Trinh, Lộc Ninh, Bình Phước. Hotline: 0977 717 966