Khu vực phòng bếp luôn được đánh giá cao về việc bố trí hệ thống đèn chiếu sáng. Vì ngoài hệ thống chiếu sáng chung, phòng bếp còn rất nhiều khu vực cần chú ý như khu vực nấu nướng, khu vực bàn ăn. Vậy cách bố trí đèn phòng bếp ra sao cho hiệu quả? Liệu chỉ sử dụng đèn led âm trần để chiếu sáng cho phòng bếp có đáp ứng đủ tiêu chuẩn chiếu sáng cho khu vực này? Đặc biệt là với những kiến trúc phòng khách thông liền với phòng bếp. Đâu mới là giải pháp chiếu sáng hiệu quả nhất để phòng bếp vừa tiện nghi lại vừa có tính thẩm mỹ hoàn hảo nhất?
Nếu bạn đang cần một giải pháp chiếu sáng hiệu quả nhất cho phòng bếp gia đình mình. Hãy tham khảo ngay các tư vấn về cách bố trí đèn phòng bếp đơn giản và hiệu quả nhất từ chuyên gia ánh sáng của Đèn Led Hoàng Gia sau đây nhé!
I. Tiêu chuẩn chiếu sáng tại phòng bếp
Chiếu sáng cho phòng bếp đòi hỏi bạn phải cung cấp đầy đủ ánh sáng cho toàn bộ không gian từ ánh sáng chính cho tới việc tăng cường ánh sáng phục vụ cho các khu vực nấu nướng, chuẩn bị đồ ăn. Hay khu vực tủ bếp cũng cần được lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng phục vụ cho nhu cầu lấy và cất dụng cụ làm bếp. Ngoài ra tại phòng bếp còn có một không gian nữa cần đặc biệt chú ý, đó chính là khu vực bàn ăn. Tại đây sẽ diễn ra bữa cơm gia đình và cũng chính là nơi để mọi người sum họp và trò chuyện với nhau.
Trước khi đi vào bố trí lắp đặt đèn chiếu sáng cho phòng bếp, hãy cùng denhoanggia.vn tìm về tiêu chuẩn chiếu sáng và cách chọn mua đèn với công suất bao nhiêu cho hợp lý nhé!
1.1. Bảng tiêu chuẩn chiếu sáng tại phòng bếp
STT | Không gian chiếu sáng | Yêu cầu | ||
Độ rọi (lux) | Chỉ số hoàn màu | Mật độ công suất | ||
1 | Phòng bếp | >=700 | >80 | <=13 |
2 | Bàn ăn | >=500 | >80 | <=13 |
3 | Bếp nấu nướng | >=700 | >80 | <=13 |
4 | Tủ bếp | >=300 | >80 | <=7 |
1.2. Cách tính số lượng đèn chiếu sáng trong phòng bếp
Từ bảng tiêu chuẩn chiếu sáng tại phòng bếp bên trên, bạn có thể tính số lượng đèn chiếu sáng cần thiết cho từng khu vực bằng công thức sau:
Tổng công suất cần dùng = (Độ rọi lux * diện tích) / hiệu suất của bóng đèn
Số lượng đèn chiếu sáng = Tổng công suất / công suất 1 bóng đèn
Trong đó, độ rọi lux áp dụng theo bảng trên, hiệu suất bóng đèn thông thường là 100lm/w. Với công thức này bạn có thể áp dụng để tính số lượng đèn chiếu sáng cho toàn không gian bếp. Tại các vị trí khác cần tăng cường ánh sáng cũng có thể áp dụng công thức này để bổ sung đèn chiếu sáng cho phù hợp.
II. Cách bố trí đèn phòng bếp hiệu quả
Như trên đây đã nhắc tới, để bố trí đèn chiếu sáng cho phòng bếp hiệu quả và đầy đủ nhất bạn cần chú trọng tới các vị trí sau đây:
- Không gian tổng thể của phòng bếp
- Khu vực nấu nướng, bồn rửa bát
- Khu vực tủ bếp
- Khu vực bàn ăn
Cùng xem chi tiết cách bố trí đèn led âm trần phòng bếp cho từng khu vực ra sao cho hợp lý nhé!
2.1. Cách bố trí đèn chiếu sáng chung trong phòng bếp
Không gian chung ở đây chính là toàn bộ khu vực thuộc phòng bếp. Hầu hết các kiến trúc nhà hiện đại ngày nay đều làm trần thạc cao. Chính vì thế không có một biện pháp nào cung cấp ánh sáng tổng thể tốt nhất bằng việc bố trí hệ thống đèn chiếu sáng từ vị trí trên trần nhà. Và dĩ nhiên đã là trần thạch cao thì loại đèn thích hợp nhất chính là đèn led downlight.
Trên thị trường hiện nay có 3 loại đèn led downlight phổ biến nhất hiện nay mà bạn có thể lựa chọn chính là:
- Đèn led downlight âm trần (phù hợp nhất với trần thạch cao)
- Đèn led ốp trần
- Đèn led cob âm trần (một loại đèn đặc biệt có thể điều chỉnh góc xoay)
Trong số các loại đèn kể trên thì đèn led âm trần là thiết bị chiếu sáng phù hợp nhất để chiếu sáng tổng thể cho phòng bếp làm trần thạch cao. Bởi vì ánh sáng đèn led âm trần downlight có hiệu suất cao, không gây chói lóa và đem lại hiệu quả cao về mặt thẩm mỹ. Bạn nên lựa chọn các loại đèn led âm trần có công suất từ 9w-12w để đáp ứng được mức độ sáng cần thiết.
Về khoảng cách lắp đặt giữa các bóng đèn downlight, bạn nên bố trí đèn led âm trần theo dạng mạng lưới thay vì cách bố trí xung quang như phòng khách. Có 2 lưu ý bạn cần quan tâm về khoảng cách lắp đặt như sau:
- Nếu trần phòng bếp < 2m8 thì khoảng cách lắp đặt từ đèn này qua đèn kia là 1m5.
- Nếu trần phòng bếp > 2m8 thì khoảng cách lắp đặt từ đèn này qua đèn kia là 1m2.
Ngoài ra, bạn vẫn có thể lựa chọn đèn led ốp trần hoặc đèn led cob âm trần cho không gian chung tại phòng bếp nhé. Tuy nhiên sẽ có những lưu ý riêng. Chẳng hạn như đèn led cob âm trần có ưu điểm dễ dàng xoay chỉnh góc chiếu nhưng ánh sáng phát ra thường là ánh sáng hội tụ. Vì vậy rất có thể bạn sẽ cần lắp thêm kính tán quang cho loại đèn này. Hãy liên hệ với denhoanggia.vn để được tư vấn và lựa chọn hiệu quả nhất nhé!
2.2. Cách bố trí đèn chiếu sáng cho khu vực nấu ăn
Khu vực nấu nướng là một trong những khu vực cần tăng cường ánh sáng để phục vụ cho việc chuẩn bị thực phẩm cũng như chế biến món ăn. Hiện nay, rất nhiều gia đình sử dụng máy hút mùi trong phòng bếp, và ns thường được lắp đặt ngay trên vị trí bếp đun nấu và có trang bị thêm đèn chiếu sáng. Tuy nhiên nếu hệ thống đèn chiếu sáng này không đủ. Hãy nghĩ ngay tới việc tăng cường bố trí thêm một vài chiếc đèn tại các vị trí thích hợp để chiếu sáng cho khu vực bếp nấu ăn này nhé.
Có một gợi ý nhỏ cho bạn là bố trí ngay đèn chiếu sáng phía dưới tủ bếp. Như vậy rất tiện lợi lại cung cấp đủ ánh sánh cho khu vực nấu nướng. Loại đèn thích hợp cho vị trí này là đèn led cob âm trần hay còn gọi là đèn Spotlight. Vì nó dễ dàng xoay chuyển góc chiếu sáng giúp bạn dễ dàng điều khiển ánh sáng một cách hiệu quả. Cách lắp đèn led cob âm trần vào đáy tủ bếp cũng hết sức đơn giản. Bạn chỉ cần tạo lỗ khoét thích hợp và lắp đặt đèn là xong.
Trong trường hợp bạn thấy phức tạp trong việc phải khoét lỗ tủ gỗ để lắp đặt đèn spotlight thì có thể thay thế chúng bằng các loại đèn led ốp trần nổi hoặc đèn led tuýp lắp dọc theo cạnh tủ cũng mang lại hiệu quả chiếu sáng rất tốt. Tuy nhiên sẽ không có tính năng xoay chỉnh góc chiếu sáng. Vì thế hãy xem xét tới việc sử dụng đèn spotlight nhé.
2.3. Cách bố trí đèn chiếu sáng cho khu vực tủ bếp
Việc trang bị ánh sáng cho khu vực tủ bếp sẽ giúp bạn dễ dàng tìm kiếm một đồ vật nào đó. Hay đơn giản là bạn sẽ không gây ảnh hưởng tới không gian xung quanh khi có thể bật chúng để tìm kiếm một chút đồ ăn giữa đêm. Với tủ bếp thì bạn có thể lựa chọn nhiều loại bóng khác nhau như đèn âm trần, đèn ốp trần hoặc bóng búp nhỏ, bóng tuýp để lắp đặt.
Tại tủ bếp có 3 vị trí bạn có thể ứng dụng đèn led âm trần là phía trong tủ bếp, dìa trên tủ bếp phía ngoài và phía dưới gầm tủ tại vị trí thẳng với khu vực bếp ga và bồn rửa bát. Với tủ bếp loại đèn led âm trần phù hợp nhất là đèn spotlight âm trần có thể điều chỉnh góc xoay của chóa đèn cho hướng và góc chiếu sáng linh hoạt. Cách bố trí như sau:
- Với những chiếc tủ bếp có lam tủ rộng thì khoảng cách lắp đặt từ đèn này qua đèn kia là 1m.
- Với những chiếc tủ bếp có lam tủ hẹp thì khoảng cách lắp đặt đèn này qua đèn kia là 0,8m.
Đây là cách bố trí dành cho cả 2 vị trí trên dìa và dưới gầm tủ. còn phía trong tủ, hiệu quả nhất là bố trí mỗi hộc tủ một chiếc đèn led âm trần. Công suất đèn phù hợp cho tủ bếp là 3w – 6w. Sự chú trọng bố trí đèn chiếu sáng cho khu vực tủ bếp không chỉ đáp ứng được hiệu quả chiếu sáng bổ sung mà còn mang lại tính thẩm mỹ giúp chúng trở nên lung linh hơn.
2.4. Cách bố trí đèn tại khu vực bàn ăn
Bạn cần gì ở một khu vực bàn ăn? Có lẽ là một không gian gần gũi và lãng mạn đúng không. Đấy chính là lý do bạn bạn nên kết hợp đèn led âm trần với một vài chiếc đèn thả bàn ăn để tạo điểm nhấn ấn tượng cho khu vực này.
Sử dụng cách kết hợp này cũng là cách bạn giúp cho những món ăn trở nên hấp dẫn hương vị hơn, ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên trước khi lắp đèn thả trần xuống bàn ăn bạn cần đo đạc chính xác kích thước từ trần xuống bàn ăn để lựa chọn được những chiếc đèn thả trần phù hợp nhất.
III. Kinh nghiệm chọn ánh sáng đèn phòng bếp
Các loại đèn chiếu sáng hiện nay rất đa dạng về màu ánh sáng. Tuy nhiên khi lựa chọn chúng ta thường quan tâm nhiều nhất tới 2 loại màu ánh sáng là ánh sáng trắng và ánh sáng vàng. Trên thực tế nhiệt độ màu ánh sáng có 3 loại phổ biến nhất là:
- Ánh sáng vàng với nhiệt độ màu là 3500K
- Ánh sáng trung tính với nhiệt độ màu là 4000K
- Ánh sáng trắng với nhiệt độ màu là 6500K
Với mục đích chiếu sáng chung chúng ta sẽ cần bố trí hệ thống đèn với ánh sáng trắng để mọi thứ được thấy rõ nét nhất. Tuy nhiên phòng bếp là một không gian với nhiều khu vực đặc biệt. Đặc biệt như vị trí bàn ăn. Vì thế rất có thể bạn sẽ cần tới ánh sáng trung tính hoặc ánh sáng vàng để bữa ăn trở nên ấm cúng hơn. Đây là lý do vì sao các hãng đèn led đã cho ra đời sản phẩm đèn led 3 chế độ.
Đèn led 3 chế độ là loại đèn được tích hợp 3 loại màu ánh sáng trong chùng một sản phẩm. Bạn dễ dàng thay đổi màu ánh sáng bằng cách bật/tắt công tắc. Bởi vậy, tốt hơn hết, hãy lựa chọn đèn led âm trần 3 chế độ cho không gian phòng bếp nhé. Chắc chắn bạn sẽ có những trải nghiệm thú vị với loại đèn này.
IV. Mua đèn led chiếu sáng phòng bếp ở đâu uy tín?
Bên trên denhoanggia.vn đã chia sẻ cùng bạn cách bố trí đèn trần phòng bếp hiệu quả nhất. Bạn có thể tham khảo và ứng dụng ngay cách bố trí này cho không gian phòng bếp của mình nhé. Khi cần thêm sự hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhiều hơn nhé!
Tại denhoanggia.vn chúng tôi chuyên phân phối các loại đèn chiếu sáng công nghệ LED tiên tiến. Tuổi thọ bóng đèn cao trên 30.000 giờ. Chế độ bảo hành uy tín, chính hãng trên 2 năm. Mẫu mã cực đa dạng để sẵn sàng phục vụ bạn trang trí cho căn nhà mình một hệ thống ánh sáng hoàn hảo nhất. Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và lấy báo giá tốt nhất nhé!
- ĐÈN LED HOÀNG GIA
- Trụ sở Hà Nội: 126 Đại Mỗ, Q Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Hotline 1: 0393.392.666 - Zalo 0393.392.666
- Hotline 2: 0916.773.555 - Zalo 0916.773.555
- Email: hkd.hoanggiavn@gmail.com
- Chi nhánh TP HCM: Khu phố 6, Bình Hưng Hòa, Q Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Hotline: 0393.392.666
- Chi nhánh Bình phước: 123, Phan Chu Trinh, Lộc Ninh, Bình Phước. Hotline: 0977 717 966