1. Đèn pha led và cấu tạo chung của đèn
1.1. Tìm hiểu qua về đèn pha led
Đèn pha led là thiết bị chiếu sáng được sử dụng nhiều nhất ở ngoài trời. Bởi nó có thể chiếu sáng ở cường độ cao cùng khả năng chống nước cực tốt. Việc lựa chọn loại đèn pha led phù hợp chính là giải pháp tối ưu và hiệu quả nhất hiện nay. Loại đèn này sẽ mang đến nhiều lợi ích về nguồn sáng, tuổi thọ cao, màu sắc ánh sáng tốt, tiết kiệm điện, …
Sử dụng đèn led pha đem lại rất nhiều lợi ích như:
- Cung cấp ánh sáng cho các khu vực, công trình ngoài trời với Ip65 trở lên
- Phân bố đồng đều ánh sáng, bật tắt liên tục, hiệu suất chiếu sáng mạnh, xa
- Chất liệu cấu tạo từ hợp kim nhôm, chống chịu va đạp và thời tiết cực tốt
- Tiết kiệm năng lượng điện năng tiêu thụ với hiệu suất chiếu sáng cao
- Điều chỉnh được độ sáng và màu sắc ánh sáng phù hợp với từng khu vực chiếu sáng
- Ánh sáng của đèn pha led không gây chói mắt và an toàn, thân thiện với môi trường
- Đèn led pha có tuổi thọ cao lên tới 50.000 giờ chiếu sáng và giảm thiểu chi phí sửa chữa.
Tuy nhiên để đèn pha chiếu sáng bền bỉ, ổn định cùng thời gian. Ngoài yếu tố chất lượng đèn thì việc lắp đặt, cách nối dây đèn pha led đúng cách cũng hạn chế được những chập cháy gây ảnh hưởng đến tuổi thọ đèn.
1.2. Cấu tạo chung của đèn pha led
Vì môi trường chiếu sáng của loại đèn này vô cùng khắc nghiệt. Nên cấu tạo của nó phải đảm bảo được độ bền và có thể đáp ứng tốt trong mọi điều kiện thời tiết. Những yếu tố chính của một chiếc đèn pha Led bao gồm: độ bền, khả năng chịu được lực cơ học, khả năng chống nước và bụi bẩn. Do đó, đèn pha Led được cấu tạo từ những bộ phận sau:
- Bộ khung bằng nhôm, được sơn phủ tĩnh điện có khả năng chống han gỉ, chầy xước.
- Đèn thường được cấu tạo bởi hệ thống chip led SMD cho khả năng phát sáng mạnh và tỏa đều trong không gian. Một số loại đèn pha cốc thì sử dụng Chip led COB cho ánh sáng chiếu rọi và khả năng chiếu sa lớn.
- Kính cường lực của đèn pha có nhiệm vụ khuếch tán ánh sáng để bảo vệ các bộ phận bên trong
- Bộ tản nhiệt lớn, có khả năng tản nhiệt nhanh trong thời gian ngắn và chống oxy hóa.
- Một thanh cố định đèn khi lắp đặt.
- Chốt vít ở mặt trước của đèn.
- Gương phản xạ: Đây là bộ phận giúp tập trung và tận dụng tối đa quang thông
- Các lớp keo tản nhiệt, silicon chống nước và gioăng cao su
- Dây dẫn nối với nguồn điện.
2. Sự khác nhau giữa đèn pha led 2 dây và 3 dây
Cách nối dây đèn pha led như thế nào? Trước tiên, chúng ta hiểu thế nào là đèn pha led 2 dây và 3 dây nhé. Giải thích đơn giản là đèn pha led 2 dây không bao gồm dây trung tính ở công tắc đèn. Còn đèn pha led 3 dây bao gồm dây trung tính ở công tắc. Hai loại dây này có những đặc điểm khác nhau. Cụ thể như sau:
2.1. Sơ đồ đấu nối đèn pha led 2 dây
Thực tế, đèn pha led 2 dây sẽ bao gồm ba dây. Tuy nhiên, dây thứ ba, thường có ống bọc màu xanh lá cây/vàng là dây nối đất. Đất là một phần rất quan trọng của hệ thống điện và tất cả các công tắc, thiết bị và đèn phải được nối đất đúng cách. Nhưng để đơn giản, thường sẽ bỏ qua dây nối đất khi giải thích về hệ thống dây điện. Vì nó không đóng vai trò tích cực trong hoạt động hàng ngày của mạch đèn pha led.
Hệ thống 2 dây bao gồm hai dây – Dây trực tiếp và Dây trực tiếp chuyển mạch. Mạch chiếu sáng 2 dây tiêu chuẩn được thể hiện trong Hình 1. Dây màu nâu là dây có điện (còn được gọi là dây có điện vĩnh viễn). Dây này sẽ dẫn nguồn điện có điện đến công tắc. Dây màu xanh được gọi là dây có điện chuyển mạch và dẫn điện đến đèn. Dây có điện chuyển mạch chỉ có điện khi công tắc bật (đây là nguồn gốc tên gọi của nó).
Lưu ý: Dây có điện chuyển mạch có ống bọc màu nâu. Điều này làm nổi bật rằng dây thực sự là dây có điện, mặc dù nó có màu xanh. Điều này đảm bảo rằng nó không bị nhầm lẫn với dây trung tính. Nếu bạn có công tắc 2 hoặc 3 dây, bạn có thể có dây màu đen và xám. Tuy nhiên những dây này sẽ có ống bọc màu nâu vì chúng cũng là dây có điện chuyển mạch.
2.2. Sơ đồ đấu nối đèn pha led 3 dây
Hệ thống đèn pha led 3 dây ít phổ biến hơn hệ thống 2 dây. Nó bao gồm dây Trung tính tại công tắc cũng như dây có điện và dây có điện chuyển mạch. Được gọi là dây tiếp địa (dây đất)
Một ví dụ về mạch chiếu sáng 3 dây: Một cáp ‘2-Core + Earth’ dẫn Live và Neutral đến hộp chuyển mạch, một cáp thứ hai dẫn Neutral và Switched Live đến đèn.
Lưu ý: Neutral không được kết nối với công tắc thực tế, hai Neutral được kết nối với nhau bằng khối kết nối.
3. Cách nối dây đèn pha led 2 dây và 3 dây đúng kỹ thuật
Các loại đèn pha led hiện nay đều sử dụng điện áp 220V. Vì thế, cách nối dây đèn pha cũng đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều. Bước đầu, cần chuẩn bị các dụng cụ cần thiết cho quá trình đấu nối.
- Bạn cần chuẩn bị 1 bóng đèn pha LED 220V 2 dây hoặc 3 dây đầy đủ tiêu chuẩn về chất lượng và đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
- Chuẩn bị dây dẫn có chiều dài phù hợp dẫn từ vị trí lắp đặt đèn đến vị trí nguồn điện.
- Chuẩn bị khoan, ốc vít để đảm bảo độ chắc chắn của đèn trong quá trình lắp đặt và sử dụng.
- Kìm, dao, kéo để điều chỉnh độ dài của dây dẫn điện trong quá trình đấu nối đèn pha LED.
3.1. Cách nối dây đèn pha led 2 dây
Trước khi lắp đèn pha Led bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ và đồ bảo hộ (nếu có). Sau đó kiểm tra đèn một cách cẩn thận. Đặc biệt là đảm bảo ngắt nguồn điện trước khi lắp đặt. Trong quá trình sử dụng nếu có hiện tượng hỏng hóc nào xảy ra cần lập tức ngắt điện và ngừng sử dụng. Muốn đèn hoạt động bình thường cần sử dụng đúng điện áp ghi trên vỏ hộp sản phẩm.
Cách nối dây đèn pha led 2 dây rất đơn giản. Đèn led pha 2 dây thực chất là có 3 dây. Dây màu vàng là dây đất, sẽ không đấu và không có tác dụng gì. Dây này sẽ lấy băng dính đen cuốn vào các dây khác cho gọn. Vì vậy còn lại 2 dây sẽ đấu nối như sau:
- Dây xanh đấu với dây lửa
- Dây nâu đấu với dây mát
Sau đó lấy băng dính đen cách điện nối các sợi dây điện như trên lại với nhau và được thành quả như hình dưới đây.
Các bước lắp đặt đèn pha led 2 dây sẽ thực hiện như sau:
- Bước 1: Khoan hai lỗ để gắn vít lên bề mặt muốn lắp đặt, cần đo khoảng cách theo hai lỗ ở thanh gắn trên đèn.
- Bước 2: Đặt khung vào lỗ khoan vừa chuẩn bị, sau đó bắt vít vào.
- Bước 3: Cần điều chỉnh hướng ánh sáng theo ý của bạn, sau đó cố định ốc hãm ở hai bên của khung đèn.
- Bước 4: Tiếp đến đấu nối dây nguồn đèn vào nguồn điện
3.2. Cách nối dây đèn pha led 3 dây
Muốn đèn LED có thể chiếu sáng được thì yêu cầu đầu tiên là phải chuẩn bị nguồn điện dân dụng 220VAC phù hợp với dây. Trong quá trình thiết kế đèn LED các nhà sản xuất đã đồng thời thiết kế bộ nguồn tích hợp bên trong thiết kế đèn. Chúng sẽ có nhiệm vụ chuyển đổi dòng điện để đèn phát sáng.
- Nối dây nguội với đầu dây với đầu dây một cực của nguồn điện.
- Dây nóng được nối với đầu còn lại của nguồn điện
- Dây còn lại của đèn pha LED 3 dây được nối tiếp địa để đảm bảo an toàn cho đèn và nguồn điện khi sử dụng.
Sau khi đã đấu nối xong, bạn hãy kiểm tra xem đèn đã hoạt động hay chưa nhé! Như vậy thì việc cách đấu nối dây đèn pha LED 220V có phần khá đơn giản. Chỉ cần cắm trực tiếp với nguồn điện dân dụng là bộ nguồn đèn LED tự khắc sẽ có nhiệm vụ chuyển đổi dòng điện, cung cấp điện cho đèn phát sáng.
4. Một số lưu ý trong cách đấu nối đèn pha led
Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để bạn có thể tiến hành quá trình lắp đặt một cách nhanh chóng và an toàn nhất.
- Nguồn điện cung cấp thắp sáng đèn chất lượng
Lưu ý cách đi dây điện đèn LED pha
- Để đảm bảo an toàn, bạn phải ngắt nguồn điện trước khi đi dây
- Sau khi lắp đặt xong, bạn hãy kiểm tra dây nguồn của đèn đã được với đúng nguồn điện cung cấp hay chưa.
Chú ý cách nối đèn LED pha nối tiếp
- Dòng điện đi qua tất cả các bóng đèn pha LED của nhánh nối tiếp đều bằng nhau trong mọi thời điểm
- Tổng điện áp của mạch sẽ bằng tổng điện áp đặt ở hai đầu của mỗi bóng đèn pha LED
- Nếu một bóng đèn pha LED bị hư hỏng thì sẽ ngắt toàn bộ mạch. Do vậy bạn phải kiểm tra kỹ trước khi lắp đặt cũng như thường xuyên kiểm tra trong quá trình sử dụng
- Mạch LED mắc nối tiếp dễ dàng hơn trong việc đầu nối và khắc phục sự cố trong quá trình sử dụng
- Có thể thay đổi mức điện áp cung cấp cho mỗi bóng LED.
Khắc phục sự cố trong quá trình đấu nối đèn pha LED
Nếu như bạn thực hiện lắp đặt đèn pha đúng như hướng dẫn trên nhưng đèn vẫn gặp sự cố thì bạn cần kiểm tra ngay hai vấn đề dưới đây:
- Kiểm tra dây nguồn của đèn đã được kết nối với đúng nguồn điện cung cấp hay chưa?
- Nếu dây nguồn đã kết nối đúng, hỏi các chuyên gia để kiểm tra điện áp trên mạch.
Cách đấu nối đèn pha LED 2 dây, 3 dây sẽ rất đơn giản và nhanh chóng nếu bạn biết cách lắp đặt đúng nhất. Trong trường hợp bạn lắp đặt sai hay bóng đèn sau khi lắp đặt không hoạt động, bạn cần nhờ đến sự giúp đỡ của những kỹ thuật viên. Đội ngũ của Đèn Hoàng Gia sẽ luôn có mặt và nhanh chóng xử lý các vấn đề về đèn pha led và yêu cầu của khách hàng.
Trên đây, Đèn Hoàng Gia đã hướng dẫn cách đấu nối đèn pha led 2 dây và 3 dây đúng kỹ thuật. Hy vọng đã mang đến thông tin hữu ích cho các bạn về quy trình và sơ đồ nối dây đèn pha led. Mọi thắc mắc cần được tư vấn, hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
- ĐÈN LED HOÀNG GIA
- Trụ sở Hà Nội: 126 Đại Mỗ, Q Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Hotline 1: 0393.392.666 - Zalo 0393.392.666
- Hotline 2: 0916.773.555 - Zalo 0916.773.555
- Email: hkd.hoanggiavn@gmail.com
- Chi nhánh TP HCM: Khu phố 6, Bình Hưng Hòa, Q Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Hotline: 0393.392.666
- Chi nhánh Bình phước: 123, Phan Chu Trinh, Lộc Ninh, Bình Phước. Hotline: 0977 717 966