Đèn led âm trần vốn nổi tiếng về sự tiết kiệm điện và tính an toàn sức khỏe, thân thiện môi trường đã được rất nhiều người tin tưởng và sử dụng trong nhiều năm qua. Tuy nhiên đây là một thiết bị điện nên không tránh khỏi một số trường hợp hỏng hóc do nhiều nguyên nhân gây ra.

Bài viết này, Đèn Led Hoàng Gia sẽ chia sẻ tới bạn một số trường hợp khiến đèn led âm trần bị hỏng và cách sửa đèn led âm trần tại nhà giúp bạn nhanh chóng khắc phục hệ thống đèn chiếu sáng cho gia đình mình.

I. Nguyên nhân khiến đèn led âm trần bị hỏng và cách sửa

Đèn sợi đốt có thể bị cháy do đứt dây tóc, đèn huỳnh quang có thể phải thay thế khi thấy 2 đầu bị đen, còn các loại đèn led âm trần nói riêng và các loại đèn led sử dụng công nghệ chip led nói chung không hề bị cháy hay có hiện tượng điểm đen, nó chỉ mờ đi theo thời gian. Hoặc nếu có hỏng là hỏng hẳn luôn, không sáng nữa. Nguyên nhân khiến nó hỏng thường do nhiều nguyên do, chúng ta sẽ tìm hiểu chúng ngay sau đây.

1.1. Do lắp đèn led âm trần ở nơi có nhiệt độ cao

Kẻ thù lớn nhất của các loại đèn led âm trần chính là nhiệt độ. Khi hoạt động, đèn led âm trần tỏa ra một lượng nhiệt nhỏ, tuy nhiên nếu không may mua phải những chiếc đèn downlight âm trần giá rẻ kém chất lượng, bộ phận tản nhiệt không tốt khiến cho lượng nhiệt tỏa ra có thể lớn hơn thế mà không thể thoát ra ngoài. Cộng thêm sự tác động của nhiệt độ môi trường là nguyên nhân gây nóng kiến đèn bị cháy.

Đèn led âm trần bị hỏng
Đèn led âm trần bị hỏng

– Cách sửa đèn led âm trần:

Trường hợp này thường không thể sửa đèn led âm trần mà cần thay thế bộ đèn mới do phần bị cháy thường là đuôi đèn, phần nằm âm bên trong trần nhà. Biện pháp khắc phục cho bạn là tạo lỗ thông thoáng cho trần nhà, tránh lắp đặt đèn led âm trần tại những nơi có nhiệt độ quá cao. Bên cạnh đó, việc tìm mua đèn led âm trần có hệ thống tản nhiệt tốt cũng là một trong những biện pháp bạn cần lưu tâm.

1.2. Do hệ thống dây điện kém chất lượng

Rất nhiều trường hợp khiến đèn led âm trần bị hỏng không sáng là do hệ thống dây điện quá bé hoặc đầu nối lỏng lẻo dễ dàng bị cháy khi điện áp đột ngột tăng cao mà dây không đủ tải.

– Cách sửa đèn led âm trần:

Nếu nguyên nhân là do đường dây điện kém , cách sử đèn led âm trần trong trường hợp này rất đơn giản bằng cách ngắt nguồn điện, tháo bóng đèn led âm trần ra và thay thế đường dây điện mới tốt hơn, rồi lắp ngược lại đèn vào vị trí cũ.

1.3. Do điện áp bấp bênh của nước ta

Nguyên nhân phổ biến nhất khiến đèn led âm trần bị hỏng chính là do điện áp nước ta bấp bệnh không ổn định. Để khắc phục trường hợp này một bộ đèn downlight thường đi kèm một thiết bị có tên gọi là Bộ chuyển nguồn Led Driver. Nó có nhiệm vụ chuyển đổi nguồn điện từ dòng điện xoay chiều sang dòng điện một chiều để sản xuất ra mức điện áp phù hợp cho chip LED hoạt động tốt. Tuy nhiên vẫn có trường hợp đèn led âm trần bị hỏng do điện áp tăng cao đột ngột khiến bộ led driver không kịp điều chỉnh.

Led Driver
Led Driver đống vai trò quan trọng giúp ổn định điện áp

– Cách sửa đèn led âm trần:

Trong trường hợp này để sửa đèn led âm trần bạn cần tháo đèn ra để kiểm tra, nếu phần thân đèn không bị ảnh hưởng gì rất có thể bạn chỉ cần thay bộ chuyển nguồn Led Driver là đèn có thể hoạt động trở lại bình thường. Ngoài ra để tránh trường hợp này bạn hãy lưu ý tìm mua đèn led âm trần có chất lượng cao với dải điện áp rộng để đảm bảo đèn luôn hoạt động tốt trong môi trường điện lưới bấp bênh của nước ta.

1.4 Do cháy mắt led

Đèn led âm trần chỉ bị mờ đi, nó không bị cháy, nếu có cháy chỉ là do nguyên nhân chập điện khiến các linh kiện điện tử bị cháy. Chip led cũng vậy, các mắt led được hàn ghép trên 1 mạch in, một số mắt led có thể bị hỏng do cháy mạch in tại vị trí lắp mắt led đó. Bạn se dễ dàng thấy sự khác biệt khi bật sáng 2 bóng đèn cùng loại đặt cạnh nhau.

Chip led bị cháy
Chip led bị cháy

– Cách sửa đèn led âm trần

Để sửa đèn led âm trần trong trường hợp này bạn cần có kỹ thuật về hàn gắn điện tử. Nếu đèn led âm trần còn chế độ bảo hành bạn có thể tháo rỡ đèn ra và mang tới cửa hàng để được sửa chữa miễn phí.

II. Thay bóng đèn led âm trần có khó không?

Về cơ bản tuổi thọ đèn led âm trần tương đối cao. Trung bình một chiếc đèn led âm trần có thể đạt mức tuổi thọ là 30.000 giờ phát sáng. Tương đương với việc từ 10-13 năm bạn không cần phải thay bóng đèn led âm trần. Vậy khi đèn led âm trần hỏng hoặc ánh sáng đã kém bạn muốn thay thế bằng một chiếc đèn led âm trần khác thì cách tháo lắp và thay bóng đèn led âm trần có khó không?

Câu trả lời và vô cùng đơn giản. Chỉ cần bạn có chút am hiểu về điện thì bạn hoàn toàn có thể tự mình thay bóng đèn led âm trần một cách dễ dàng. Đối với việc lắp đặt đèn led âm trần mới bạn cần có thêm khâu đoạn xác định và khoan lỗ đễ vừa với kích thước đèn. Còn khi bóng đèn led downlight âm trần bị hỏng, bạn chỉ việc tháo bóng đèn cũ ra và thay chúng bằng một chiếc đèn mới là xong.

Các bước để thay bóng đèn led âm trần như sau:

2.1. Các lưu ý trước khi thay bóng đèn led âm trần

  • Nên lựa chọn đèn led âm trần mới cùng loại với đèn cũ. Hoặc không thì cũng cần có kích thước lỗ khoét tương ứng nếu bạn không muốn khoan sửa lại trần nhà.
  • Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết như băng keo, kìm cắt, kéo, tua vít, bút thử điện…
  • Ngắt điện cẩn thận trước khi tiến hành thay thế bóng đèn led âm trần mới

2.2. Các bước thay bóng đèn led âm trần đơn giản

Bước 1: Dùng tay kéo nhẹ nhàng chiếc đèn led âm trần cũ hướng xuống phía trần nhà để lấy đèn ra. Hai tai cài lò xo của đèn sẽ được gập vào khi đèn bị kéo xuống sẽ giúp bạn dễ dàng lấy được đèn ra nên bạn yên tâm có thể dùng “tay không bắt giặc”.

Bước 2: Tháo đèn hỏng khỏi nguồn điện. (Bạn phải chắc chắn nguồn điện đã được ngắt nhé, hãy kiểm tra lại bằng bút thử điện để chắc chắn không có sự đáng tiếc nào xảy ra.)

Bước 3: Thay bóng đèn led âm trần mới vào vị trí lỗ khoét sẵn có bên trên. Cách lắp đèn mới này chúng tôi đã hướng dẫn tỉ mỉ trong bài viết: Hướng dẫn chi tiết cách lắp đèn led âm trần rồi đó. Nếu không nhớ, bạn có thể xem lại bài viết đó để lắp đèn led âm trần mới trở lại trần nhà nhé!

Nếu bạn ngại đọc cũng không sao, tôi sẽ mô tả lại để bạn biết cách lắp chúng thật đơn giản nhé!

  • Nối lại bộ đèn với vơi nguồn điện
  • Đưa đèn đã nối dây vào lỗ khoét chứa đèn cũ.
  • Dùng tay đẩy 2 lẫy lò xo dựng đứng lên để đuôi đèn lọt vào bên trong trần thạch cao, sau đó mới thả tay để lẫy lò xo gập lại giúp đèn được cố định trên trần nhà.

Bạn thấy không, cách thay bóng đèn led âm trần rất đơn giản và dễ dàng thực hiện đúng không?

Bước 4: Cấp lại nguồn điện và kiểm tra xem đèn có sáng không tương tự như với cách thay bóng đèn led âm trần mới.

Qua 4 bước đơn giản bên trên là bạn đã thực hiện xong việc thay bóng đèn led âm trần downlight cho gia đình mình rồi đó. Ngoài ra cũng có một trường hợp bạn cần tháo đèn led âm trần ra thể thay thế mới nữa. Tuy nhiên là thay thế bộ nguồn đèn led âm trần chứ không cần thiết thay cả bộ đèn. Trường hợp này bạn cần xác định rõ xem có phải đèn downlight âm trần của mình bị hỏng do bộ nguồn Driver không đã nhé.

Với hướng dẫn về cách thay đèn led âm trần này, hy vọng bạn có thể thực hiện tốt công việc này tại nhà mình. Chúc bạn thành công!

III. Hướng dẫn sử dụng đèn led âm trần đúng cách

Bên trên là những hướng dẫn giúp bạn khắc phục trường hợp đèn led âm trần bị hỏng hoặc cần thay thế. Để đèn led downlight âm trần hoạt động bền bỉ và hiệu quả hơn bạn hãy lưu ý về  cách sử dụng đèn sau đây nhé!

  • Không lắp đèn led âm trần tại những nơi ẩm ướt. Nếu cần hãy tham khảo ngay các loại đèn led âm trần chống ẩm.
  • Để an toàn, đảm bảo trong suốt quá trình sử dụng, đèn phải được cài đặt cho chắc chắn. Bạn cần lắp đặt đèn với đúng kích thước lỗ khoét. Khoảng cách lắp đèn phải đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật.
  • Khi vệ sinh đèn, mọi người nên sử dụng một miếng vải sạch, phun không khí lên đèn. Quá trình này hoàn toàn đảm bảo đèn được lau trong khí khô.
  • Không sử dụng chất hóa học để vệ sinh đèn.
  • Không đặt đèn led âm trần gần các chất dễ cháy, nổ.
  • Không tháo rời đèn khi đèn chiếu sáng, hoặc khi không cần thiết.
  • Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.
  • Kiểm tra điện áp trước khi sử dụng.
  • Không đặt ánh sáng của đèn trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời hoặc nhiệt độ cao, điều này sẽ làm giảm tuổi thọ của đèn.