Những năm gần đây, đèn led đã trở thành thiết bị chiếu sáng chủ yếu cho nhiều không gian, công trình xây dựng, là sự lựa chọn hoàn hảo của nhiều gia đình. Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng vẫn còn có nhiều băn khoăn khi sử dụng đèn led, đặc biệt là vấn đề đèn led chiếu sáng có ảnh hưởng đến sức khỏe con người như các loại đèn khác hay không. Bài viết sau chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

1. Đèn LED có các chất độc như chì, thủy ngân…gây hại cho sức khỏe con người không?

LED hay còn gọi là diot phát sáng – diot: hai điện cực. Công nghệ LED là công nghệ chiếu sáng bằng hai điện cực với hỗ trợ của các loại vật liệu bán dẫn và công nghệ nano.

Quy trình chế tạo đèn LED trải qua hai giai đoạn chính là chế tạo tim đèn trước rồi gắn với hai điện cực tạo thành bóng đèn. Hai điện cực này có độ dài khác nhau, chân dài là anod (điện cực dương), ngắn hơn là catod (điện cực âm). Tim đèn là phần nối giữa hai điện cực, gọi là chip LED, được làm bằng vật liệu bán dẫn. Dòng điện một chiều đi qua làm chuyển động khuếch tán các điện tích âm và dương giữa hai điện cực, và giải phóng năng lượng dưới dạng photon ánh sáng.

Những câu hỏi về đèn led chiếu sáng cho nhà ở với sức khỏe con người (P1)

Cấu tạo của đèn led chiếu sáng

Như vậy, đèn LED được chế tạo mà không chứa các chất độc hại như: thủy ngân, chì nên không gây ảnh hưởng cho sức khỏe con người như các loại đèn sợi đốt, đèn ống huỳnh quang truyền thống.

2. Trong quá trình phân hủy và tái chế đèn LED có tạo ra những chất nguy hại cho sức khỏe và môi trường không?

Như đã giải thích ở trên, đèn LED cao cấp không chứa các chất độc hại như chì, thủy ngân, lưu huỳnh… nên sẽ không có tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người. Ngay cả khi đèn bị hư hỏng và phải phân hủy, đèn cũng không sinh ra các chất độc hại nên hoàn toàn thân thiện với môi trường.

Ngược lại, các loại đèn truyền thống có chứa các chất gây nguy hiểm cho môi trường và sức khỏe con người như: thủy ngân, chì, cadium,… nên việc phân hủy rất khó khăn và tốn kém. Mặt khác sau khi hư hỏng, người sử dụng không biết cách bảo quản và phân hủy nên đèn vỡ ra sẽ phát tán các chất độc hại làm hủy hoại môi trường và không tốt cho sức khỏe con người.

3. Ánh sáng do đèn led phát ra có gây hại cho mắt không, nhất là các đèn led nhiều màu ?

Có thể mọi người chưa biết rằng, loại ánh sáng đèn LED tạo nên là dải ánh sáng đơn sắc, có nguồn điện một chiều (DC) nên không bị nhấp nháy như các loại đèn huỳnh quang, compact. Do đó nó có lợi cho mắt hơn hẳn các loại đèn khác.

Những câu hỏi về đèn led chiếu sáng cho nhà ở với sức khỏe con người (P1)

Ánh sáng đèn led nhiều màu

Đối với đèn LED màu, ánh sáng phát ra của đèn LED có màu sắc phụ thuộc vào loại vật liệu bán dẫn dùng để chế tạo chip LED. Chúng tôi xin đưa ra một số chất thường được sử dụng như: Aluminum gallium arsenide (AlGaAs) tạo ra LED đỏ, aluminum gallium phosphide (AlGaP) cho ra LED xanh lá, indium gallium nitride (InGaN) cho ra LED xanh biển, GaP cho ra LED vàng…Do đó, đèn LED màu hạn chế nguy cơ gây hại cho mắt.

Có lẽ, qua những câu hỏi trên đây, quý khách đã có thể hoàn toàn yên tâm về những ưu điểm của đèn led mang lại cũng như không còn lo ngại nào khi sử dụng đèn led chiếu sáng cho ngôi nhà của mình.

 

.

Trả lời